401. Nợ xấu nhìn từ nỗ lực của hệ thống ngân hàng

(NHNN) – dự kiến đến hết năm 2015 tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống còn 3% trên tổng dư nợ. Song theo một số chuyên gia ngân hàng, với tốc độ tự xử lý nợ xấu của các TCTD như hiện nay và VAMC bắt đầu vận hành trong khuôn khổ pháp lý được xây dựng kỹ lưỡng, với việc nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và hàng tồn kho được xử lý thì số lượng và giá trị các khoản nợ xấu sẽ được xử lý nhanh hơn nữa.

Ảnh minh họa

Vấn đề xử lý nợ xấu đã được ngành Ngân hàng quan tâm ngay từ đầu năm 2012, khi có dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm lại làm các DN gặp nhiều khó khăn, tổng cầu giảm mạnh, hàng tồn kho tăng… Xử lý nợ xấu đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách vì ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn và lợi nhuận của các NHTM, nhưng khi kiểm đếm, định giá và bước vào giai đoạn xử lý lại không đơn giản.

Vì thế, tuy nợ xấu “danh chính” nằm ở các NHTM nhưng xử lý các khoản nợ này lại là vấn đề không chỉ của riêng ngành Ngân hàng hoặc tự riêng các NHTM có thể chủ động tự giải quyết mà đòi hỏi phải có thời gian đủ dài, nguồn tài chính cần thiết, giải pháp tổng thể, căn cơ…Và đặc biệt là sự hậu thuẫn, chung tay mạnh mẽ của các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị, sự tham gia của các ngành, các cấp có liên quan.

Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc triển khai quyết liệt các giải pháp của bản thân hệ thống ngân hàng trong phạm vi cho phép, NHNN đã khẩn trương hoàn thành, trình Bộ Chính trị và Chính phủ thông qua Đề án tổng thể xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, trong đó có việc thành lập Công ty Quản lý và Khai thác tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Tuy nhiên, sự ra đời của VAMC – một AMC chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nên gặp không ít khó khăn, đòi hỏi việc hình thành và chuẩn bị điều kiện khung khổ pháp lý, nguồn lực tài chính và cơ chế phối kết hợp với các tổ chức có liên quan phải có khoảng thời gian đủ dài để khi ban hành có khả năng thực thi, nên bản thân các TCTD đã phải chủ động trong việc xử lý nợ xấu.

Ngay cuối tháng 4/2012, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ – NHNN cho phép các TCTD được cơ cấu lại nợ. Cùng với đó là Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 ban hành chế tài xử lý nghiêm đối với TCTD không trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định và yêu cầu các TCTD tích cực sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là TCTD tự xử lý nợ xấu. Còn theo NHNN, nếu không xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro và không cơ cấu lại nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN thì đến cuối tháng 4/2013 nợ xấu là 362,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 11,5% tổng dư nợ. Chính vì nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu nên đến cuối tháng 4/2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng còn 4,67%.

Đây được xem là tiền đề cho việc xử lý nợ xấu thời gian sau này, bởi theo các thông tin từ NHNN thì tính đến cuối tháng 5/2013 nợ xấu của toàn hệ thống giảm còn 4,65%, và đến cuối tháng 6/2013, con số này tiếp tục giảm về mức 4,46%. Ghi nhận lần đầu tiên, nợ xấu giảm 2 tháng liên tiếp.

Đặc biệt, kỳ vọng về việc tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục giảm nhanh hơn khi mà VAMC đã đi vào hoạt động được hơn 1 tháng (từ ngày 26/7). Theo thông tin mà phóng viên TBNH có được thì VAMC và một số đơn vị vụ, cục chức năng của NHNN đang sớm hoàn thành các văn bản pháp quy hướng dẫn VAMC hoạt động theo nội dung của Nghị định 53/2013/NĐ-CP và Điều lệ hoạt động của Công ty.

Được biết, dự kiến Agribank sẽ là TCTD bán nợ xấu nhiều nhất cho VAMC, với số nợ ban đầu trên sổ sách dự kiến trên 10.000 tỷ đồng. Mới đây một vài NHTM phía Nam là NHTMCP Á Châu và NHTMCP Nam Việt cũng xác định sẽ bán một phần nợ xấu cho VAMC.

“Chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn thành khối lượng công việc lớn với tốc lực nhanh nhất để VAMC bắt tay vào quá trình xử lý nợ xấu. Song vấn đề này quá mới, có nội dung “nhạy cảm” nên VAMC phải giữ nguyên tắc thực hiện đúng cam kết về công bố thông tin đối với khách hàng của mình – những ngân hàng đang làm việc với chúng tôi. Khi nào có kết quả rõ ràng, cụ thể chúng tôi sẽ công bố” – thành viên của Ban lãnh đạo VAMC phân trần.

NHNN dự kiến đến hết năm 2015 tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống còn 3% trên tổng dư nợ. Song theo một số chuyên gia ngân hàng, với tốc độ tự xử lý nợ xấu của các TCTD như hiện nay và VAMC bắt đầu vận hành trong khuôn khổ pháp lý được xây dựng kỹ lưỡng, với việc nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và hàng tồn kho được xử lý thì số lượng và giá trị các khoản nợ xấu sẽ được xử lý nhanh hơn nữa.

Chí Kiên

——————————————————————————–

Thời báo Ngân hàng 09-9-2013 (Mục Tài chính – Tiền tệ):

http://thoibaonganhang.vn/index.php/tin-tuc/2-no-xau-nhin-tu-no-luc-cua-he-thong-ngan-hang-11685.html

(109/1.042)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,165