402. Bình luận về Chính sách tăng trưởng tín dụng.

(ANVI) – Ý kiến phát biểu trong cuộc họp Ngân hàng Nhà nước với một số Đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế ngày 15-12-2022.

1. Vốn cho nền kinh tế:

1.1 Xét về nguyên tắc, trong bối cảnh hiện nay, có vốn đến đâu thì sử dụng đến đấy để tăng trưởng tương ứng một cách vững chắc.

1.2. Muốn thúc đẩy tăng trưởng, tức cần có nhiều vốn, thì phải tăng bằng các kênh khác, chứ không thể dựa nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng. Chính sách tiền tệ chỉ ghé vai chứ không phải gánh vai chính phục vụ cho tăng trưởng kinh tế như lâu nay.

1.3. Tăng vốn kênh nào để phát triển cũng đều có rủi ro, nhưng tăng qua các kênh khác rủi ro bằng 1, thì tăng qua kênh ngân hàng rủi ro bằng 3 bằng 5, thậm chí bằng 10.

1.4. Nếu chấp nhận quan điểm tăng trưởng mạo hiểm thì cứ chọn tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

1.5. Nếu ngân hàng cứ tăng trưởng mạnh huy động để tăng trưởng cao tín dụng thì tiền cứ đổ mạnh, đổ chính vào ngân hàng. Mà tiền của dân chúng cứ chủ yếu đổ vào ngân hàng thì lại ngăn chặn, thậm chí triệt tiêu việc chuyển vốn vào các kênh khác. Sáng nay tôi rất giật mình khi nhận được thông tin chưa được kiểm chứng rằng, có ngân hàng vừa đẩy lãi suất huy động lên đến hơn 12%/năm cho mọi mức tiền gửi. Đây là tín hiệu cho thấy phải dè chừng với tăng trưởng dư nợ tín dụng. Trong mọi thứ giá cả hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, thì lãi suất là một trong những thứ giá cả rất thị trường và điển hình nhất, luôn bám sát và rất tuân theo quy luật thị trường.

2. Xử lý Room tín dụng:

2.1. Về dài hạn cần bỏ, vì nó nghiêng về công cụ hành chính.

2.2. Nhưng chỉ có thể bỏ về hình thức, về cách thức, mà không thể bỏ hẳn, không thể bỏ về bản chất. Hay nói cách khác, chỉ có thể bỏ khi đã có giải pháp thay thế.

3. Giới hạn tăng trưởng tín dụng:

3.1. Cần có và bắt buộc phải có giới hạn tăng trưởng tín dụng, chỉ là trần cứng hay mềm, trần cao hay thấp mà thôi.

3.2. Chỉ bỏ giới hạn tín dụng khi nào cỡ 90% các ngân hàng nói không với tăng trưởng nóng, khi nào đốc thúc, giục giã mà họ vẫn không muốn tăng trưởng mạnh tín dụng.

3.3. Không thể để tự do tăng trưởng 20%, 50%, thậm chí 100%/năm. Điều này cũng giống như không thể xe cho chạy với tối đa theo công suất thiết kế, kể cả trên đường cao tốc, chứ nói gì đến đường thường và đường nội đô. Cũng cần nói thêm rằng, chạy không quá tốc độ thiết kế xe là vẫn an toàn, nhưng thực tế của chúng ta chạy chậm cũng đã nguy hiểm (tai nạn giai thông vẫn thuộc loại cao nhất thế giới), tăng thấp cũng đã rủi ro khá cao rồi.

3.4. Vấn đề chỉ là khống chế bằng cái gì và cách nào:

– Bằng dự trữ bắt buộc?

– Bằng hệ số an toàn?

– Bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động?

– Bằng tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên vốn ngắn hạn?

– Bằng các giải pháp khác?

3.5. Nếu Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng trung ương), ngân hàng thương mại, đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế (ít nhất là trong phòng họp này) thấy làm được thì bỏ Room, nếu thấy chưa làm được thì đành phải giữ Room tín dụng với một mức thấp, cho dù không muốn. Tôi không bình luận về tỷ lệ tăng trưởng cụ thể vì không thông thạo con số này.

————-

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(Gạch ý tại trận trên Iphone).

(700) #roomtindung #tindung #NHTM #NHNN #NHTW

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.912. Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng"...

Tại sao giá vàng dù leo thang nhưng vẫn "cháy hàng" vàng miếng, vàng nhẫn? (KTCK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,320