(ANVI) – Gạch ý tại chỗ phát biểu tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công chứng, do Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ & giz (Đức) tổ chức tại Hà Nội 31-5-2023.
Xin nói luôn về vấn đề mà Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Ngọc Điện và Trẩn Ngọc Đường đã đặt ra mà mọi người đang quan tâm. Hoạt động quan trọng nhất của công chứng là việc công chứng giao dịch mua bán, trao đổi, thế chấp,… bất động sản. Do vậy, nói đến Luật Công chứng thì không thể không nói đến Luật Kinh doanh bất động sản với 3 ý như sau:
1. Tình trạng:
1.1. Luật KDBĐS năm 2006 ép bằng được việc giao dịch qua sản.
Luật KDBĐS năm 2014 quyết bỏ bằng được việc giao dịch qua sàn.
Luật KDBĐS năm 2023 lại nằng nặc đòi quay lại giao dịch qua sàn.
Không thấy lý lẽ gì thuyết phục hợp lý khi khôi phục quy định này.
1.2. Luật đừng vẽ ra những quy định hành dân, hành doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quá khổ cũng vì những cái luật này.
Luật quá đoản thọ cũng vì những thứ như này.
2. Nhận xét:
2.1. Là người đã 6 lần mua nhà dự án, tôi thấy mua trực tiếp của chủ đầu tư hợp lý, an toàn và yên tâm hơn là mua qua sàn môi giới.
2.2. Tôi thấy buôn bán nhỏ lẻ hè phố là không văn minh, là kém hiệu quả, nên ủng hộ phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị và đại siêu thị hiện đại. Nhưng tôi lại phản đối nếu bắt buộc phải vào siêu thị mua hàng.
2.3. Sàn chứng khoán cũng chỉ là nơi giao dịch chứng khoán của một số hàng hoá của một số công ty và cũng chẳng bắt buộc đối với các công ty đại chúng, chứ chưa nói gì đến công ty khác.
2.4. Cơ chế thị trường định hướng hay không định hướng thì giảm thiểu các yêu cầu bắt buộc, trừ trường hợp buộc phải làm, không thể không làm hay không còn sự lựa chọn nào khác.
2.5. Tôi xin hỏi các chuyên gia Đức đến từ một đất nước kinh tế thị trường rất phát triền:
– Việc bắt buộc hay không bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn ở nước Đức và các nước khác?
– Các chuyên gia bình luận gì về việc dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản Việt Nam bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn? Như giao dịch qua công chứng rồi, lại bắt buộc qua sàn có cần thiết không, ảnh hưởng đến thị trường và sự an toàn giao dịch thế nào? Đặc biệt, trong khi việc mua nhà ở hình thành trong tương lai đã bắt buộc phải có bảo lãnh của ngân hàng.
3. Kết luận:
3.1. Thêm tầng nấc, cầu cống
3.2. Thêm chi phí, tốn kém
3.3. Bớt chủ động cho người bán
4.4. Bớt cơ hội cho người mua./.
Hà Nội ngày 30-5-2023
Luật sư Trương Thanh Đức
Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC
(456)