420. Gian nan chống tội phạm ngân hàng

(PT) – Với chức năng kinh doanh và quản lý nguồn vốn lớn, các ngân hàng đang là miếng mồi ngon của các đối tượng tội phạm nhắm đến. Đặc biệt là khi hệ thống quản lý chuyên môn và pháp lý của các ngân hàng còn có nhiều sơ hở thì việc chống lại tội phạm ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn.

Hoạt động tinh vi

Thống kê sơ bộ từ cơ quan chức năng, năm 2013 hệ thống ngân hàng trong cả nước đã phát hiện 80 vụ việc phạm pháp, liên quan đến 90 đối tượng gây thiệt hại về tài sản lên đến 117,5 tỉ đồng. Trong đó, cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 4 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 34 đối tượng.

Sơ hở trong quản lý khiến các ngân hàng trở thành miếng mồi ngon của tội phạm

Số lượng các vụ án liên quan đến ngân hàng tăng lên khiến cho lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính này mất đi. Trong hội nghị về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và công tác phòng chống vừa được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, sự lỏng lẻo trong công tác quản lý cán bộ, quản trị hệ thống chính là nguyên nhân khiến tội phạm ngân hàng ngày càng gia tăng.

Nhận định về tình hình tội phạm ngân hàng hiện nay, Thượng tá Tào Ngọc Hải, Phó trưởng phòng An ninh kinh tế, Công an TP HCM cho rằng: Ngân hàng vốn là nơi gắn liền với tiền, tài sản lớn nên các đối tượng tội phạm hay chọn ngân hàng làm mục tiêu tấn công. Trong đó, việc tấn công dựa trên hai hình thức chính là tấn công từ bên ngoài như có thể đơn phương hành động hoặc cấu kết với CBNV ngân hàng và tấn công từ bên trong chính từ những CBNV thoái hóa, biến chất của ngân hàng. Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm tuy khác nhau nhưng ngày càng thể hiện sự tinh vi, xảo quyệt và gây thiệt hại không nhỏ cho các ngân hàng.

Điển hình như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, đến nay Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có kết luận điều tra khẳng định có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều tổ chức, cá nhân, ngân hàng lên đến hơn 4.900 tỉ đồng, trong đó liên quan đến sai phạm của nhiều cá nhân và ngân hàng. Hay vụ lừa đảo hơn 500 tỷ đồng của ngân hàng Techcombank xảy ra tại Lâm Đồng…

Qua những vụ việc kể trên cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền và phòng chống tội phạm, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBNV trong hệ thống ngân hàng hiện nay còn yếu, đây là nguyên nhân khiến các hoạt động của tội phạm ngân hàng ngày càng gia tăng.

Lỗ hổng quản lý

Đánh giá về công tác quản lý hệ thống ngân hàng hiện nay, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cho rằng, nguyên nhân đến tình trạng phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay trước hết là do thái độ chủ quan dễ dãi, làm sai nguyên tắc của cán bộ ngân hàng, đã có những giám đốc, trưởng phòng tín dụng cả tuần không kiểm quỹ dù quy định là phải chốt quỹ hàng ngày, chỉ đến khi bị “thụt két” quá lớn mới biết.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng để xảy ra những vụ việc này cũng có một phần nguyên nhân từ cơ chế và hệ thống pháp luật còn sơ hở và bất cập. Bởi hiện nay, tình trạng các ngân hàng thường móc nối với nhau để cho nhau vay mượn tiền mặt, hoặc thông qua các hợp đồng để thanh toán nợ xấu, các hợp đồng này thường rất chồng chéo nên trong quá trình hợp tác giữa các ngân hàng với nhau xảy ra vi phạm là điều khó tránh khỏi.

Cũng theo ông Đức, để áp chế tình trạng tội phạm ngân hàng ngày càng gia tăng thì các ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý cũng như trách nhiệm của CBNV. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị hệ thống, tránh tình trạng các đối tượng tội phạm ăn cắp dữ liệu để thực hiện hành vi phạm pháp.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải thường xuyên phối hợp, tham khảo ý kiến với cơ quan chức năng như công an, luật sư để có sự hỗ trợ trong khâu pháp lý nhằm nâng cao tính an toàn trong quá trình hoạt động.

Thùy Trang

———————————-

Petro Times 10-11-2013:

http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/gian-nan-chong-toi-pham-ngan-hang.html

(149/847)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,166