(VTV3) – Chương trình có sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, với vai trò cố vấn chương trình.
Quay ngày 23-6-2024 tại ANVI, số S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
VTV3 (Luật siêu dễ) 04-8-2024:
https://www.youtube.com/watch?v=RPOQV3qIfec
https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-5-04-8-2024-688763.htm
(2 phiên bản VTV3 15 phút & Youtube 25 phút)
———————-
Bài trên VTV.vn
Luật siêu dễ: Cuộc đấu giữa hai người chơi mê du lịch khám phá
Điểm chung của 2 người chơi Luật siêu dễ tuần này là đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá.
(VTV.vn) – Chương trình Luật siêu dễ với chủ đề “Luật hàng hải” đã mang đến những phút giây thú vị và bất ngờ cho khán giả. Dưới sự cố vấn của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và đồng chí Đào Mạnh Dũng – Cán bộ Phòng Hàng hải – Bảo đảm, Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân, hai người chơi ngang sức ngang tài đã có một trận đấu vô cùng gay cấn.
Người chơi trong chương trình tuần này là Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1998), một hướng dẫn viên du lịch đảo Phú Quý thích làm thiện nguyện. Là người thích thử thách mình, Ngọc Sơn đặt cho mình biệt danh Mad có nghĩa là hơi khùng. Anh đã tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, trong đó có việc trích phần tiền làm việc từ hướng dẫn viên du lịch và tư vấn mỗi tháng để làm dự án Nuôi em và xây dựng điểm trường ở Mộc Châu.
Người chơi còn lại là Phạm Huỳnh Minh Tuấn (SN 1990), một người con Khánh Hòa đam mê bảo vệ môi trường. Minh Tuấn sở hữu công ty riêng cung cấp dịch vụ như như khám phá trải nghiệm, cắm trại, tắm rừng sử dụng thiên nhiên để trị liệu, thư giãn. Anh rất yêu môi trường đồng thời cũng phát động bạn bè, du khách hoặc tổ chức tour đi nhặt rác…
Một trong những điều khán giả ấn tượng với người chơi của Luật siêu dễ đó chính là điểm khác biệt, thậm chí đối lập giữa hai người chơi. Một chàng trai cá tính, yêu thích dòng nhạc rap – hiphop và một chàng trai hiền lành, trầm tĩnh. Tuy nhiên, điểm chung giữa họ chính là vô cùng yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, bên cạnh đó là vô cùng đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá.
Chương trình tập 5 mở đầu bằng câu hỏi tình huống khá hóc búa. Câu hỏi trong phần thi “Mỗi tuần một điều luật” xoay quanh một tình huống va chạm giữa tàu quân sự và tàu dân sự, nếu tàu dân sự có thiệt hại, thì tàu quân sự có phải đền không. Dù đưa ra 2 đáp án khác nhau, nhưng phần lập luận của hai người chơi đều chặt chẽ và thể hiện rõ quan điểm cá nhân. Với câu trả lời xuất sắc, Ngọc Sơn đã trở thành người chơi chính của chương trình.
Nhưng có lẽ may mắn trong trận đấu này lại không mỉm cười với Ngọc Sơn. Dù ngoạn mục vượt qua 4/6 câu hỏi về Luật hàng hải vô cùng khó của chương trình nhưng chiến thắng cuối cùng lại thuộc về Phạm Huỳnh Minh Tuấn. Với giải thưởng trị giá 14 triệu 500 nghìn, Minh Tuấn đã quyết định chia tiền thưởng cùng Ngọc Sơn.
Luật siêu dễ tập 5 sẽ được phát sóng vào 17h ngày 4/8 trên kênh VTV3. Phiên bản với thời lượng dài hơn – 30 phút – sẽ được phát trên nền tảng số Youtube của VTV3 vào 20h30 ngày 4/8. Mời quý vị và các bạn đón xem!
Minh Trang
———————–
Bộ 10 câu hỏi:
LUẬT HÀNG HẢI
Cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức
STT | CÂU HỎI CHỈNH SỬA | ĐÁP ÁN | PHÂN TÍCH | TIỀN ĐÍNH KÈM | Tiền may mắn |
1 | Tàu quân sự đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực diễn tập trên biển (đã ra thông báo hàng hải) thì xay ra va chạm với một tàu hàng dân sự. Theo bạn trong trường hợp này tàu quân sự có phải tiến hành bồi thường tai nạn hay không? | Không | Căn cứ theo luật Hàng hải Việt Nam. Khoản 5 Điều 287 nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thật trong tai nạn đâm va. Điều 287: Nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va. 1. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết. 2. Tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tùy theo mức độ lỗi của mỗi bên; nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất cả các bên. 3. Khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có lỗi gây ra tai nạn đâm va. 4. Trong trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khỏe con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền quá mức đó. 5. Tàu quân sự chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra tai nạn đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động hàng hải đã được công bố, nhưng thuyền trưởng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 286 của Bộ luật này nếu điều kiện thực tế cho phép. 6. Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các bên liên quan đến tai nạn đâm va được quyền tự thỏa thuận để xác định mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường tổn thất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền./. | 1.000.000 | Mỗi tuần một điều luật |
2 | Tàu bay Boeing 787 (Hà Nội – Phú Quốc), Tàu khách Thăng Long (TP HCM – Côn Đảo), Tàu SE1 (Hà Nội – TP HCM) đều có chung chức danh gì? A. Máy trưởng B. Tàu trưởng C. Thuyền trưởng D. Trưởng | Đáp án D | Tàu bay có Cơ trưởng theo quy định của Luật Hàng không dân dụng VN Tàu cảnh sát biển ( Tàu CSB 571 hải quân nhân dân Việt Nam) và tàu biển Thăng Long có Thuyển trưởng theo Bộ luật Hàng Hải năm 2015 (Luật Cảnh sát biển VN năm 2018 không quy định về thuyền trưởng). Tàu SE1 (tàu hoả) có Trưởng tàu theo quy định của Luật Đường sắt Việt Nam năm 2017 Như vậy cả 04 loại tàu này có và chỉ có chung từ “Trưởng”. | 1.000.000 | |
3 | Tàu QN-08 đang cập cảng Tiên Sa – Đà Nẵng, thuyền viên Nguyễn Hải Phong trong quá trình làm dây buộc tàu đã sơ ý ngã và bị gãy chân. Vậy chủ tàu QN-08 có cần báo cáo vụ việc của thuyền viên Nguyễn Hải Phong không? A. Chỉ cần đưa thuyền viên đi bệnh viện điều trị kịp thời, không cần báo cáo. B. Chỉ cần điều trị y tế và báo cho gia đình thuyền viên được biết C. Cần báo cáo với cảng vụ Đà Nẵng. D. Cần báo cáo với UBND Đà Nẵng & nơi đã làm thủ tục đăng kiểm tàu QN08. | Đáp án C (điểm a, khoản 1, điều 70) | Điều 70. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp 1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây: a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển; b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế; c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài. 2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải. | 2.500.000 | ĐỘC ĐẮC |
4 | Công ty vận tải số 8 thế chấp tàu biển Ánh Dương tại ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu giữ một số giấy tờ. Vậy tàu biển Ánh Dương khi hoạt động trong vùng nội thủy Việt Nam cần mang theo bản chính loại giấy tờ nào? A.Giấy xác nhận thế chấp tại ngân hàng. B. Giấy chứng nhận quốc tế về hiệu quả sử dụng năng lượng C. Giấy chứng nhận về phòng ngừa vệ sinh an toàn thực phẩm D.Giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải | Đáp án D | Khoản 1 Điều 34 về “Giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển”, Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định như sau: “1. Tàu biển phải có Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bản chính của các giấy chứng nhận này phải mang theo tàu trong quá trình tàu hoạt động”. | 1.500.000 | |
5 | Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự nào không được áp dụng trong hoạt động hàng hải? A. Cầm cố hàng hoá B. Cầm cố tàu biển C. Cầm giữ hàng hải D. Thế chấp tàu biển | Đáp án B | Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định như sau: Điều 37. Thế chấp tàu biển Việt Nam Điều 40. Quyền cầm giữ hàng hảiKhoản 7, Điều 54. Quyền của thuyền trưởng: Cầm cố hàng hoá | 2.000.000 | |
6 | Anh Hải đi du lịch trên tàu biển số 3. Khi tàu cập cảng Đà Nẵng để bổ sung lương thực thực phẩm phục vụ khách, anh Hải đã tự ý xuống tàu đi chơi và khi quay lại thì tàu đã đi mất. Vậy trường hợp của anh Hải sẽ không được hưởng quyền nào trong số các quyền sau: A. Được bồi thường thiệt hại sức khoẻ B. Được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự C. Được mang theo hành lý D. Được trả lại tiền vé nếu bị nhỡ tàu. | Đáp án D. | 1.Khoản 6 Điều 203 về “Nghĩa vụ và quyền của người vận chuyển”, Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định: “Trường hợp hành khách không có mặt tại tàu đúng thời điểm quy định, kể cả khi tàu ghé vào cảng trong thời gian thực hiện chuyến đi thì người vận chuyển có quyền không trả lại tiền vé đã thu”. 2.Thiếu phân tich | 3.500.000 | |
7 | Công ty Biển Xanh mua một tàu của nước ngoài đã qua sử dụng và đã hết hạn đăng ký với chính quyền. Công ty mong muốn được đăng ký cho tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam trong quá trình hoạt động. Theo bạn, đâu là trường hợp chủ tàu được đăng ký mang cờ ? A.Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa | Đáp án A | Luật hàng hải – Chương 2- Điều 18 iều 18. Nguyên tắc đăng ký tàu biển1. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó. Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam; b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa; c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí. 2. Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài. | 1.000.000 | ĐỒNG ĐỘI |
8 | Anh Công Phú ký hợp đồng thuyền viên với chủ tàu cá BT. Anh băn khoăn về nội dung không bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động của thuyền viên. Theo các bạn, đó là nội dung nào sau đây? A. Bảo hiểm tai nạn B. Tiền thanh toán nghỉ hằng năm C. Tuổi nghỉ hưu trí D. Việc hồi hương của thuyền viên. | Đáp án C. | Khoản 2 Điều 62 về “Hợp đồng lao động của thuyền viên”, Bộ luật Hàng hải quy định 03 nội dung cơ bản phải có là: (1) Việc hồi hương của thuyền viên (2) Bảo hiểm tai nạn (3) Tiền thanh toán nghỉ hằng năm.Tuổi nghỉ hưu trí không được thỏa thuận, mà thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. | 1.000.000 | |
9 | Tàu Thành Công và tàu Thuận An đang neo tránh bão tại Vịnh Đà Nẵng. Thời điểm cơn bão đổ bộ vào Vịnh Đà Nẵng tàu Thành Công đã bị trôi dạt và va chạm với Thuận An, khiến cả 2 tàu đều hư hại. Theo bạn trong trường hợp này tàu Thành Công phải xử lý như thế nào? A. Đền bù toàn bộ thiệt hại cho tàu Thuận An. B. Đền bù một phần thiệt hại. C. Không phải đền bù, thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu. D. Hai tàu tự thỏa thuận với nhau về thiệt hại. | Đáp án: C | Điều 288. Đâm va do bất khả kháng, ngẫu nhiên, không xác định được lỗi Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng, ngẫu nhiên hoặc khi không xác định được tàu có lỗi thì thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu, kể cả trường hợp tàu đang được neo, buộc hoặc cập mạn một tàu khác thì xảy ra đâm va. | 2.000.000 | |
10 | Tàu cá Minh Thảo đang hoạt động tại vùng lãnh hải Việt Nam thì gặp sự cố hỏng động cơ. Tàu đã phát tin hiệu khẩn cấp. Trong vùng biển gần khu vực tàu bị sự cố có một số tàu quân sự Việt Nam đang hoạt động. Trong trường hợp nào tàu quân sự được phép cứu hộ tàu thuyền dân sự khi gặp nạn? A. Khi đang thực hiện nhiệm vụ B. Khi không thực hiện nhiệm vụ C. Trong điều kiện cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu mình. D. Không được phép cứu nạn | Đáp án C | Điều 122 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. 1. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định. 2. Tàu thuyền và thủy phi cơ khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên biển, vùng nước cảng biển, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và những người đang ở trên tàu của mình thì phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người gặp nạn, kể cả việc phải đi chệch khỏi hành trình đã định và phải kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan biết. 3. Cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải phải sẵn sàng tổ chức và phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn kịp thời đối với người gặp nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn do mình phụ trách và được quyền huy động người, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải. | 1.000.000 |