(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề Cảnh sát biển
Chương trình có sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, với vai trò cố vấn (ra đề & bình luận tại Trường quay VTV – S16 ngày 04-8-2024):
VTV3 (Luật siêu dễ) 17h Chủ nhật 08-9-2024:
https://www.youtube.com/watch?v=gQt6Iktwwgg
https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-10-08-9-2024-694685.htm
(30 phút (YouTube & 16 phút VTV3)
—————–
(VTV.vn) – Chương trình “Luật siêu dễ” với chủ đề “Cảnh sát biển” sẽ đem lại cho khán giả những giây phút hồi hộp và bất ngờ.
Chương trình Luật siêu dễ tuần này có sự dẫn dắt tận tâm của Luật sư Trương Thanh Đức đến từ Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Thượng úy, Thạc sĩ Phạm Thị Lệ Xuân, Trợ lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Phòng Pháp luật, BTL Vùng Cảnh sát biển 2. Hai người chơi cũng rất xuất sắc, am hiểu sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, cống hiến một màn đấu trí đầy kịch tính và hấp dẫn. Cuộc đối đầu của họ không chỉ là một thử thách về tư duy mà còn khiến người xem cảm nhận được sự hồi hộp từng giây từng phút.
Người chơi đầu tiên là Trần Thị Xuân, một cô giáo Ngữ văn nổi bật với niềm đam mê thể thao. Ngoài việc giảng dạy văn học, cô còn chơi thành thạo cầu lông và bóng bàn. Cô không chỉ là một giáo viên nhiệt huyết mà còn là huấn luyện viên bóng bàn xuất sắc, từng giúp con trai giành giải HCĐ toàn quốc. Trong trường, cô Xuân được biết đến là người “mát tay” trong việc dẫn dắt học sinh đạt thành tích cao, với thành tích đáng tự hào nhất là học sinh Lê Xuân Mạnh, người đã vô địch chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023. Sự kết hợp giữa đam mê thể thao và sự tận tâm trong công việc đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với học sinh của cô.
Người chơi thứ 2 là Dương Tuấn Đạt, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Quan hệ công chúng và cố vấn Truyền thông, đồng thời là Chủ tọa hội đồng UNICEF cho Mô hình Mô phỏng Liên Hợp Quốc lớn nhất khu vực miền Trung (Danang Youth Model United Nations). Trong lần tham gia gần đây, anh đã được vinh danh là đại biểu xuất sắc nhất. Anh tốt nghiệp loại giỏi ngành Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và hiện là Chủ tịch tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Trouvaille tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, anh cũng là giáo viên tiếng Anh với điểm số IELTS 8.0.
Với chủ đề “Cảnh sát biển”, chương trình Luật siêu dễ tuần này là cuộc đấu trí đầy hấp dẫn và không thể bỏ lỡ. Chương trình mở màn đầy kịch tính với câu hỏi đầu tiên, liên quan đến chủ đề chính. Câu hỏi “Mỗi tuần một điều luật” đưa ra một tình huống cụ thể: “Trong khi làm nhiệm vụ tại hải phận Việt Nam, Tàu CSB 8002 đã phát tín hiệu kiểm tra do trước đó nhận được tin báo tàu Phương Bắc chở đối tượng phạm tội và biết rõ tàu này còn chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép.
Tuy nhiên, tàu Phương Bắc không dừng lại và cố tình chạy trốn. Trường hợp này, Phương Bắc có bị nổ súng vào tàu không?”. Thể hiện rõ bản lĩnh của “Chủ tọa hội đồng Unicef” – thông minh, quyết đoán và đầy bản lĩnh, Tuấn Đạt đã không ngần ngại bấm chuông ngay tắp lự. Với phần phân tích sắc bén, lập luận rõ ràng thuyết phục, Dương Tuấn Đạt đã giành thế chủ động khi trở thành người chơi chính.
Trong suốt chương trình, nhiều câu hỏi và tình huống liên quan đến chủ đề “Cảnh sát biển” có thể còn khá xa lạ và khó với nhiều người. Tuy nhiên, việc nắm vững các điều luật và quy định liên quan đến vùng biển của đất nước lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hiểu biết về các quy định này không chỉ củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật của nhà nước mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Sau nhiều lần đổi vị trí người chơi chính cùng những cú twist bất ngờ và cả những sự hỗ trợ thể hiện rõ tinh thần đồng đội, chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về Dương Tuấn Đạt. Cơ hội đến với Luật siêu dễ lần này của hai người chơi không chỉ là thử thách về kiến thức pháp luật mà còn là bài học kinh nghiệm về sự kiên nhẫn và khả năng vượt qua áp lực.
VTV.vn (Truyền hình) 08-9-2024:
—————–
Bộ 10 câu hỏi:
CẢNH SÁT BIỂN
Cố vấn Trương Thanh Đức
STT | CÂU HỎI BIÊN TẬP CHỈNH SỬA | ĐÁP ÁN | HIỆU CHỈNH | TIỀN ĐÍNH KÈM | Tiền may mắn |
1 | Trong khi làm nhiệm vụ tại hải phận Việt Nam, Tàu CSB 8001 đã phát tín hiệu kiểm tra do trước đó nhận được tin báo tàu Phương Bắc chở đối tượng phạm tội và biết rõ tàu này còn chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép. Tuy nhiên, tàu Phương Bắc không dừng lại và cố tình chạy trốn. Trường hợp này, Phương Bắc có bị nổ súng vào tàu không? | Không, vì tàu đang chở người | Khoản 2 Điều 14, Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định 04 trường hợp Cảnh sát biển, được nổ súng vào tàu thuyền trên biển trong đó có trường hợp “đã biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn”. Tuy nhiên, Luật trừ trường hợp “tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin”. Vì vậy, đáp án là dù vi phạm nhưng tàu không bị nổ súng, vì tàu đang chở người. | 2.000.000 | |
2 | Trường hợp nào sau đây, dù có hành vi hay dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng Cảnh sát biển cũng không được dừng tàu, thuyền để kiểm tra?A. Thông qua trực tiếp phát hiện; B. Thông qua bản án của Toà án; C. Thông qua thiết bị nghiệp vụ; D. Thông qua tin báo về tội phạm. | B. Thông qua bản án của Toà án; | Khoản 2, Điều 13, về “Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát”, Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định 05 trường hợp Cảnh sát biển được “dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát”. Tuy nhiên không có trường hợp nào căn cứ vào Bản án của Toà án như đáp án B và đó là kết quả đúng. | 3.000.000 | ĐỒNG ĐỘI |
3 | Tàu cá Phước Lê bị Cảnh sát biển dừng tàu để kiểm tra, kiểm soát. Tuy nhiên tàu Phước Lê không chấp hành lệnh dừng tàu, vì cho rằng không thuộc trường hợp bị dừng tàu để kiểm tra, kiểm soát. Vậy, trong trường hợp nào thì hành vi của tàu Phước Lê là đúng luật? A. Có tố cáo vi phạm pháp luật; | D. Có khiếu nại vi phạm pháp luật. | Khoản 2 Điều 13, Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định 05 trường hợp Cảnh sát biển, được dừng tàu, thuyền để kiểm tra, kiểm soát, trong đó có trường hợp tại điểm c: “Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật” Như vậy, Cảnh sát biển được dừng tàu khi “có tố cáo, tố giáo, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật”, mà không có trường hợp dừng tàu khi có việc “khiếu nại” vi phạm pháp luật như tại đáp án đúng là D. | 1.500.000 | |
4 | Cảnh sát biển yêu cầu huy động tàu Song Ngư trong một tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên chủ tàu khiếu nại rằng, họ không thuộc trường hợp Cảnh sát biển được huy động. Đâu là trường hợp mà Cảnh sát biển không được huy động tàu thuyền?A. Để bắt giữ người vi phạm pháp luật; B. Để bắt giữ tàu thuyền vi phạm pháp luật; C. Để khắc phục sự cố môi trường; D. Để tìm kiếm cứu nạn. | C. Để khắc phục sự cố môi trường | Khoản 1, Điều 16, Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định như sau: “Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam”. Như vậy, Cảnh sát biển chỉ được huy động tàu thuyền để khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng. Và “nghiêm trọng” là từ còn thiếu trong đáp án C. | 1.000.000 | |
5 | Tàu Cảnh sát biển 3007, đang tuần tra kiểm soát khu vực Đảo Thổ Chu, Kiên Giang, phát hiện tàu cá hoán cải có hành vi cập mạn, bán dầu diezen cho một tàu cá khác. Trong trường hợp này Tàu Cảnh sát biển 3007 được kiểm tra gì? A. Kiểm tra thuyền viên | C. Kiểm tra hàng hoá trên tàu. | Khoản 1 Điều 13, Luật Cảnh sát biển năm 2018 quy định: Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển. | 3.000.000 | |
6 | Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện tàu đánh cá của ông Hoàng Minh có dấu hiệu vi phạm nên yêu cầu dừng tàu. Ông Minh không chấp hành mà cố tình đâm vào tàu Cảnh sát biển, gây gây thiệt hại 30 triệu đồng. Ông Minh đã bị truy tố về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Ông Hoàng Minh sẽ bị áp dụng hình phạt nào sau đây?A. Phạt cảnh cáo và phạt tiền B. Phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc phạt tù. C. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù D. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù | C. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. | Khoản 1 Điều 178 về “Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định được tóm tắt như sau: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác với trị giá 30 triệu đồng thì sẽ bị bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Luật không quy định hình phạt cảnh cáo trong trường hợp này, đồng thởi luật chỉ quy định áp dụng một trong các hình phạt, nên không có trường hợp và, mà chỉ có hoặc. Vì vậy chỉ có 1 đáp án đúng là C. | 2.500.000 | |
7 | Ông Nguyễn Sơn – chủ một tàu cá doanh nghiệp tư nhân đã cải trang thành cán bộ Cảnh sát biển để gây khó khăn cho quá trình vận chuyển của một tàu cá thuộc công ty đối thủ cạnh tranh, khiến cho tàu cá này thiệt hại lớn vì không về cảng kịp giờ. Ông Sơn phải đối diện với loại xử phạt nào?A. Xử phạt hình sự B. Xử phạt hành chính C. Xử phạt dân sự D. Cả 3 loại trên | B. Xử phạt hành chính | Điểm b, khoản 1, Điều 32 về “Vi phạm quy định về sử dụng quân trang”, Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu” (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022) quy định phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng đối với một trong các hành vi “Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép” Khoản 2, Điều 19 về “Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác”, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chỉnh phủ “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh”, quy định” Phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. | 2.000.000 | ĐỘC ĐẮC |
8 | Cuối tháng 7-2024, khi đi du lịch biển đảo, anh Long đã dùng khoan tay khắc dòng chữ “Vũ Long 2024” vào phía sau bệ đá cột cờ chủ quyền trên đảo. Cảnh sát biển đã lập biên bản về vi phạm này. Anh Long có thể bị xử lý vi phạm thế nào? A. Bị phạt cảnh cáo | C. Bị phạt 50 – 75 triệu đồng | Điểm a khoản 2, Điều 5 về “Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới”, Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24-8-2020 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06-6-2022), quy định phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng đối với hành vi sau: “Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo”. Như vậy hành vi của anh Ất là làm hư hại cột cờ chủ quyền trên đảo và có thể bị xử phạt từ 50 – 75 triệu đồng theo đáp án C. | 1.000.000 | |
9 | Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cánh sát biển phát hiện tàu cá Nhật Thủy cho người xuống bẻ san hô ở khu vực bảo tồn biển. Cảnh sát biển đã yêu cầu kiểm tra tàu Nhật Thuỷ về hành vi trên, nhưng tàu Nhật Thủy không chấp hành vì cho rằng Cảnh sát biển không có quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực này. Vậy, quan điểm của tàu Nhật Thuỷ đúng hay sai? A. Sai, vì Cảnh sát biển có quyền kiểm tra để phát hiện vi phạm pháp luật trên biển | B. Sai, vì Cảnh sát biển có quyền kiểm tra để xử lý vi phạm pháp luật trên biển. | Khoản 1, Điều 13 về “Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát”, Luật Cảnh sát biển quy định một trong các nhiệm vụ của Cảnh sát biển là “tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển”. Hành vi bẻ san hô ở khu vực bảo tồn biển là vi phạm pháp luật về môi trường. Vì vậy, quan điểm của Nhật Thuỷ là sai, tức đáp án là B, Cảnh sát biển đã phát hiện, nên có quyền kiểm tra để xử lý vi phạm pháp luật trên biển. | 1.500.000 | |
10 | Phát hiện tàu cá SS01 sử dụng vũ khí uy hiếp tàu Long Hải để cướp tài sản, Cảnh sát biển đã yêu cầu dừng tàu nhưng lái tàu SS01 kiên quyết không dừng. Đối tượng lái tàu sẽ bị Cảnh sát biển nổ súng mà không cần cảnh báo trong trường hợp nào sau đây? A. Đối tượng đang bị truy nã; | B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí thực hiện hành vi phạm tội bắt cóc con tin; | Khoản 1, Điều 14 về “Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”, Luật Cảnh sát biển quy định: Cảnh sát biển được nổ súng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điểm a, khoản 2, Điều 23 về “Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự”, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020 và 2023) quy định: Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo trước khi nổ súng vào đối tượng. Nhưng ngoại trừ một số trường hợp không cần cảnh báo, trong đó có trường hợp nêu trong đáp án là B. | 3.500.000 |