428. Bình luận về việc thắt chặt điều kiện phát hành và mua Trái phiếu doanh nghiệp.

Bình luận về việc thắt chặt điều kiện phát hành và mua Trái phiếu doanh nghiệp.

(tham luận chuẩn bị ngay tại Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 17-10-2024)

(VCCI)- Hiện nay, Luật Chứng khoán cần giữ nguyên, nếu có sửa đổi thì cần giảm chứ không nên tăng điều kiện về việc phát hành và mua trái phiếu doanh nghiệp vì 04 lý do sau đây:

Thứ nhất, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới khởi sắc được vài năm, quy mô còn rất nhỏ, trong khi cần phải tăng trưởng lớn hơn nhiều, để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế và là giải pháp quan trong gánh đỡ, thay thế cho việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng;

Thứ hai, tăng điều kiện phát hành quá cao (như đòi hỏi chặt ché về bảo lãnh và tài sản bảo đảm) để tăng tính an toàn, thì đi vay ngân hàng còn dễ và rẻ hơn. Trong khi phải xác định mức độ rủi ro tương ứng, về cơ bản là không vay được và khộng đủ điều kiện vay ngân hàng thì mới phát hành trái phiếu;

Thứ ba, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc thúc đẩy thị trưởng và việc chấp nhận thực tế. Thúc đẩy thì rất cần. Thực tế thì có sự chấp nhận rủi ro, mạo hiểm cao. Cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng, thì trái phiếu 100.000 đồng là hợp lý. Đột ngột tăng mệnh giá lên 1.000 lần, lên 100 triệu đồng/trái phiếu, để rồi loại trừ hết nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng đồng thời cũng ngăn chặn nhu cầu thực tế, chính đáng và hấp dẫn của thị trường. Chặn nhà đầu tư không chuyên nghiệp tránh rủi ro lớn, chứ một vài trăm ngàn, một vài triệu, một vài chục triệu, thậm chí một vài trăm triệu thì không những không nên cấm, mà còn cần khuyến khích đầu tư, kể cả rất mạo hiểm. Người ta tham gia đầu tư vào quá nhiều thứ rủi ro cao hơn nhiều, thì rủi ro mua trái phiếu không có gì quá ghê gớm, không quá lo ngại, chỉ là sự tương ứng hợp lý với lãi suất, chứ sao phải cấm đoán, thắt chặt quá. Sở dĩ, chúng ta tăng trưởng cao, đạt được những thành tựu phát triển kinh tế như hôm nay, một phần lớn nhờ vào người dân, người lao động, người kinh doanh, nhà đầu tư và doanh nghiệp chấp nhận rủi ro, mạo hiểm cao, thậm chí phải nói là rất cao, trong đó có thị trường chứng khoán. Đây là một lợi thế cạnh tranh hội nhập tuyệt vời, một ưu thế rất lớn, nên duy trì, ít nhất là khoảng một chục năm tới, mà không nên loại bỏ, triệt tiêu. Lộ trình chuyên nghiệp, an toàn, bài bản vẫn cần đặt ra, nhưng cần từ từ, từng bước;

Thứ , nếu cần thắt chặt thì phải từ khi thông qua Luật Chứng khoán năm 2019, tức là trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng đổ vỡ trái phiếu doanh nghiệp. Nhưng đổ vỡ sớm lại có giá trị của nó, lại mang lại những tác dụng quan trọng. Một lần đổ vỡ, nhưng vẫn vượt qua được, đã cho thấy có ý nghĩa hơn nhiều điều luật, hơn nhiều yêu cầu, đỏi hỏi chặt chẽ. Nhưng hãy nhìn trong tổng thể chung, nếu thắt chặt lúc này, nhất là sớm hơn nữa thì đâu có thành tựu phát triển do công cuộc đổi mới, cởi mở thông thoáng, cởi trói trong đầu tư kinh doanh, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tất nhiên thông thoáng thì phải chấp nhận hai mặt lợi và hại. Chỉ thắt chặt nếu chắc chắn lợi lớn hai hại. Tôi cho rằng, không đúng với trường hợp này. Bây giờ, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân liên quan đã có bài học xương máu, đã hiểu biết hơn về trái phiếu, đã tỉnh táo hơn khi cân nhắc, đã khôn ngoan hơn trong hành động, thì hãy để cho thị trường tự vận hành, tự lựa chọn, tự điều chính và tự đào thải. Đi theo kinh tế thị trường thì việc quan trọng nhất là hãy tin vào thị trường. Còn lộ trình hướng thị trường đi vào ổn định, chất lượng, chuyên nghiệp thì từng bước dần dần, với một lộ trình rõ ràng, lâu dài của nhiều năm nữa. Không nên làm gấp, không nên đột ngột, không nên theo trình tự sửa luật rút gọn, không nên gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường, nhất là trong giai đoạn đang quá khó khăn như hiện nay.

————

Hà Nội ngày 17-10-2022

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

(825)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,930