431. Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 – Chủ đề Luật Lao động

Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 – Chủ đề Luật Lao động.

(VTV3) – Chương trình giải trí truyền hình Luật siêu dễ – Chủ đề Luật Lao động, có sự tham gia của cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.
VTV3 Chủ đề Luật Lao động

Quay tại S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa sáng ngày 06-10-2024.

———————-

VTV3 (Luật siêu dễ) phát hồi 17h ngày 03-11-2024:

https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-18-03-11-2024-703861.htm

https://www.youtube.com/watch?v=4JRY8oUFFlM

(15 phút trên VTV3 & 26 phút trên YouTube)

———————–

VTV.vn (Truyền hình) 03-11-2024:

Xuất hiện người chơi yêu vợ nhất của Luật siêu dễ mùa 2

VTV.vn – Những người chơi của Luật siêu dễ tuần này hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều điều bất ngờ.

Chương trình Luật siêu dễ với chủ đề “Luật lao động” sẽ đem lại cho khán giả những giây phút hồi hộp và bất ngờ. Chương trình tuần này có sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội và Thiếu tá Hoàng Thị Thu Hằng, Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng.

VTV3 Chủ đề Luật Lao động

Với chủ đề Luật lao động, chương trình hứa hẹn là cuộc tranh tài hấp dẫn giữa hai người chơi. Đó là Đỗ Trần Hồ Thắng – người chơi yêu vợ nhất của Luật siêu dễ mùa 2 và Nguyễn Lệ Phương  – cô giáo tiếng Anh đam mê tìm hiểu pháp luật. Cả hai đều là những người chơi thú vị, đến với chương trình với những mục đích rất riêng, hứa hẹn sẽ đem lại cho khán giả phần chơi bổ ích và lý thú.

Người chơi Đỗ Trần Hồ Thắng hiện đang công tác tại một công ty dược phẩm tại Hà Nội. Với sở thích tìm hiểu, khám phá các vấn đề xã hội, cuộc sống, đặc biệt với động lực từ vợ, một người hâm mộ nhiệt thành của chương trình Táo quân và luôn mong muốn chồng được lên sóng truyền hình. Đây là nguồn động lực thúc đẩy người chơi tham gia chương trình Luật siêu dễ để có thêm cho mình những kiến thức về luật pháp nhằm áp dụng trong đời sống và công tác của mình.

Trong khi đó, chị Nguyễn Lệ Phương là một giáo viên tiếng Anh tại một trường THPT tại Hà Nội. Ngoài mong muốn được học hỏi, hiểu biết thêm về luật, người chơi Nguyễn Lệ Phương đến với chương trình Luật siêu dễ còn để đáp ứng mong muốn của cô con gái nhỏ – được gặp NSND Tự Long.

Chương trình mở đầu với câu hỏi “Mỗi tuần một điều luật” liên quan đến quy định về số lượng văn bản hợp đồng lao động. Nhờ vào việc đưa ra phương án trả lời vừa nhanh, vừa chính xác, cô giáo tiếng Anh Nguyễn Lệ Phương đã trở thành người chơi chính trong phần thi này.

Xuyên suốt chương trình, những câu hỏi liên quan đến Bộ luật lao động đều bắt nguồn từ những tình huống thực tế về quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động, cũng như những nguyên tắc để bảo vệ người lao động. Việc hiểu biết về Bộ luật lao động thông qua những câu hỏi gần gũi, thiết thực của chương trình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bộ luật ý nghĩa này, thúc đẩy ý thức xã hội về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, giúp người lao động yên tâm, gắn bó, đồng hành, có trách nhiệm với doanh nghiệp, góp phần ổn định nền kinh tế.

Với sự phân tích sắc bén và ra quyết định nhanh chóng, cô giáo Nguyễn Lệ Phương đã luôn giữ vị trí người chơi chính trong suốt 5 câu hỏi của chương trình. Đến câu hỏi thứ 6, để chia sẻ phần thưởng cũng như thời gian được lên sóng truyền hình, cô giáo Nguyễn Lệ Phương đã nhường vị trí cho anh Đỗ Trần Hồ Thắng. Chương trình đã kết thúc với phần thưởng được dành cho cả hai người chơi. Đến với Luật siêu dễ chủ đề “Luật Lao động”, người chơi, khán giả đã có thêm nhiều hiểu biết về những điều khoản trong bộ luật này vào đời sống lao động, sản xuất và công tác, cũng như được chứng kiến một phần chơi đầy kịch tính, sắc bén và bài học về sự sẻ chia, cảm thông lẫn nhau.

Minh Trang

—————–

VTV.vn (Truyền hình) 03-11-2024:

https://vtv.vn/truyen-hinh/xuat-hien-nguoi-choi-yeu-vo-nhat-cua-luat-sieu-de-mua-2-20241103001443078.htm

—————–

Bộ 10 câu hỏi:

Luật Lao động

Cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

STTCÂU HỎI ĐÁP ÁNHIỆU CHỈNHTIỀN ĐÍNH KÈMTiền may mắn
1Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và phải được ký mấy bản thì mới đúng với quy định của Bộ luật Lao động?

A. 2 bản
B. Ít nhất 2 bản
C. 4 bản
D. Số bản theo thoả thuận giữa 2 bên

A. Ký 2 bảnKhoản 1, Điều 14, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, “Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản”.
Như vậy, Luật quy địnhh rõ là hợp đồng lao động “được làm thành 02 bản. Tuy nhiên, cũng hiểu rằng, ký trên 02 bản cũng không hề trái với quy định của luật.
 
2Giữa năm 2024, anh Nguyễn Phi Tuân đã có 04 hành vi vi phạm Nội quy lao động. Công ty đã xử phạt anh Tuân 10 triệu đồng, nhưng anh khiếu nại, cho rằng việc Công ty xử phạt tiền đối với cả 04 hành vi của anh đều là sai pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, anh Tuân có thể bị xử phạt tiền trong trường hợp nào sau đây?A. Thường xuyên đi làm muộn, không hoàn thành nhiệm vụ
B. Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của Công ty
C. Làm thiệt hại tài sản công của công ty
D. Trong mọi trường hợp đều không được phạt tiền
D. Trong mọi trường hợp đều không được phạt tiềnMột số hành vi trong số đó có thể là vi phạm Nội quy lao động, nhưng bị khoản 2, Điều 127, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghiêm cầm việc “Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”. 
3Công ty Âu Mỹ đăng thông báo tuyển dụng, trong đó ưu tiên thanh niên có sức khỏe tốt. Anh Trần Lực 31 tuổi, ứng tuyển nhưng đã bị bộ phận nhân sự từ chối tiếp nhận hồ sơ do không đủ điều kiện theo thông báo tuyển dụng.
Anh Lực khiếu nại cho rằng Âu Mỹ vi phạm Bộ luật Lao động. Theo bạn, Âu Mỹ vi phạm điều cấm nào của pháp luật?A. Phân biệt giới tính
B. Phân biệt độ tuổi
C. Phân biệt màu da
D. Phân biệt nguồn gốc xã hội
B. Phân biệt độ tuổiKhoản 1, Điều 8, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, là phân biệt đối xử trong lao động.
Cụ thể là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình….
Điều 1, Luật Thanh niên năm 2020 quy định ”Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
 
4Chị Thuỳ Dung và anh Mỹ Cường được ký hợp đồng lao động với công ty may mặc trong cùng một đợt, với công việc giống nhau. Đầu năm 2024, phát hiện mức lương của mình thấp hơn của anh Cường, chị Dung đã gửi thông tin về tiền lương cho báo chí. Sau đó Công ty kỷ luật khiến trách chị Dung do tiết lộ “bí mật kinh doanh”. Chị Dung đã khiếu nại công ty. Nội dung khiếu nại nào sau đây của chị Dung là đúng luật lao động?

A. Thang lương, bảng lương phải được công bố công khai
B. Mức lương của nhân viên không phải là “bí mật kinh doanh” của công ty
C. Việc trả lương khác nhau là phân biệt đối xử giới tính
D. Việc kỷ luật chị Dung là hành vi trả thù người lao động

A. Thang lương, bảng lương phải được công bố công khai;Khoản 3, Điều 93, Bộ luật Lao động quy định, thang lương, bảng lương phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Các trường hợp còn lại, chưa đủ cơ sở xác định Công ty có vi phạm quy định của pháp luật.
 
5Ông Kang – quốc tịch Hàn Quốc, làm việc theo hợp đồng lao động cho một Đại sứ quán. Ông yêu cầu cơ quan áp dụng cho ông một số chế độ nếu không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Vậy nội dung nào dưới đây trái với quy định của pháp luật Việt Nam?A. Được nhận lương bằng Đô la Mỹ
B. Tiền lương của ông không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
C. Được nghỉ  thêm 03 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 03  ngày Quốc khánh của nước họ
D. Được tính thêm ngày đi đường về nước khi nghỉ phép hằng năm
C. Được nghỉ  thêm 03 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 02  ngày Quốc khánh của nước họKhoản 2, Điều 112, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định đối với lao động Việt Nam, còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, trừ 02 bên có thoả thuận khác, chứ không phải đương nhiên được nghỉ nhiều hơn.
 
6Công ty Thiếu Bảo đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tối thiểu. Cuối năm 2023, Thanh tra Bảo hiểm Xã hội đã thanh tra và kết luận, việc Thiếu Bảo đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu là trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Thiếu Bảo cho rằng công ty đang khó khăn, hơn nữa mức đóng bảo hiểm này đã có sự thống nhất với Công đoàn Công ty.
Vậy, Công ty Thiếu Bảo phải đóng BHXH cho người lao động như thế nào mới đúng luật?A. Đóng theo mức lương cơ bản
B. Đóng theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động
C. Đóng theo mức lương và phụ cấp lương
D. Đóng theo mức thu nhập thực tế
C. Đóng theo mức lương và phụ cấp lương;Khoản 2, Điều 89, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động hưởng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì “tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động”.
7Công ty Cổ phần Thành Đạt ký nhiều hợp đồng lao động, trong đó có 04 nội dung về quyền lợi của người lao động đều ghi nhận cụm từ là “Theo quy định của Công ty”. Tháng 12/2023, Thành Đạt đã bị xử phạt hành chính về nội dung trong Hợp đồng lao động vi phạm quy định của pháp luật.
Theo bạn, nội dung nào dưới đây ghi “Theo quy định của Công ty” là đúng luật?A. Tiền lương
B. Phụ cấp lương
C. Các khoản bổ sung
D. Chế độ nâng lương
D. Chế độ nâng lương ghi “Theo quy định của Công ty”.Điều 3, Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH quy định, trong hợp đồng lao động, chế độ nâng lương có thể ghi “Theo quy định của công ty”, còn 3 nội dung còn lại phải ghi cụ thể.
8Trường hợp nào trong số 04 trường hợp sau đây, việc sa thải nhân viên của một cơ quan, tổ chức là trái pháp luật lao động?

A. Người lao động trộm cắp tại nơi làm việc
B. Người lao động nghiện ma tuý
C. Người lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động
D. Người lao động bị cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật

B. Người lao động nghiện ma tuý;Khoản 1, Điều 125, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, một trong các trường hợp người lao động bị sa thải là, người lao động có hành vi “sử dụng ma túy tại nơi làm việc”. Như vậy, Nội quy lao động quy định sa thải trong trường hợp người lao động nghiện ma tuý là không phù hợp với quy định về xử lý kỷ luật sa thải theo quy định của Bộ luật Lao động.

Cố vấn làm rõ việc Nghiện ma tuý sẽ cần báo cáo và được xử lý bởi nhà nước chứ không phải do cơ quan

9Anh Trần Hữu Nghị và Công ty Thịnh Phát đã ký hợp đồng lao động có thời hạn 03 năm. Còn 3 tháng nữa là hết hạn hợp đồng, anh Nghị đã có đơn đề nghị không tiếp tục ký hợp đồng lao động tiếp theo. Căn cứ vào đơn của anh Nghị, Thịnh Phát đã ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh Nghị trước thời hạn.
Anh Nghị không đồng tình với quyết định trên. Vậy Quyết định trên của Công ty là đúng hay sai  pháp luật và tại sao?
Sai. anh Nghị xin không kéo dài hợp đồng, chứ không xin chấm dứt hợp đồng trước hạn, nên Công ty không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn.Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong 03 trường hợp A, B và C.
Trường hợp D, anh Nghị xin không kéo dài hợp đồng, chứ không xin chấm dứt hợp đồng trước hạn, nên Công ty không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn.
10Chị Đoan Trang – nhân viên công ty Thiếu Minh – bị một đồng nghiệp nam tên Sinh trêu đùa khiếm nhã. Chị Trang đã báo cáo với Công ty và yêu cầu kỷ luật anh Sinh. Tuy nhiên Công ty không xem xét xử lý kỷ luật với lý do hành vi của anh Sinh chưa được quy định trong Nội quy Công ty.
Công ty Thiếu Minh đã vi phạm luật lao động liên quan đến hành vi quấy rối tình dục vì lí do nào sau đây?A. Chấp thuận cho chị Trang đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp vì lý do bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
B. Không xử kỷ luật lao động đối với hành vi của anh Sinh;
C. Không có quy định nội bộ xác định về hành vi quấy rối tình dục;
D. Không có quy định trong Nội quy lao động về trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
D. Không có quy định trong Nội quy lao động về trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.Điểm d, khoản 2, Điều 118, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định một trong các nội dung chủ yếu phải có trong Nội quy lao động là “Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Chính vì vi phạm chưa được quy định trong Nội quy lao động, nên Công ty không xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi quấy rối tình dục của anh Thiện.

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.413. "Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ...

"Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ nếu gia hạn Thông tư 02". (VNF)...

Trích dẫn 

3.967. Điều lưu tâm từ một phiên toà.

Điều lưu tâm từ một phiên toà. Ly hôn đã 5 năm, bỗng nhiên cách đây...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,510