431. Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: Dấu hỏi về lỗ hổng quản trị và lòng tin?

(TBKD) – TS. Võ Trí Thành, Viện Phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn nhận từ sự việc của Huỳnh Thị Huyền Như, rút ra bài học về sự thượng tôn quy trình, nghiêm túc trong công việc, tình và lý cần phải được xử lý một cách rõ ràng, sòng phẳng.

Từ một góc nhìn khác, Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Giám đốc Công ty luật ANVI, bình luận vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ đồng xảy ra tại Vietinbank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Và, sẽ xảy ra một thảm họa pháp lý, nếu kết quả xét xử đúng như cáo trạng. Đó là một chuỗi thất bại về tiền bạc, pháp luật, trách nhiệm và lòng tin.

Lỗ hổng quản trị rủi ro

Trao đổi với báo giới cuối ngày 8/1, Chủ tịch Vietinbank, ông Phạm Huy Hùng, khẳng định đây là việc lừa đảo của cá nhân Huyền Như. Tiền của các cá nhân, doanh nghiệp gửi qua Huyền Như không hề được cập nhật vào hệ thống của Vietinbank. “Tiền thực tế chưa vào đến ngân hàng đã rẽ sang chỗ khác. Khi khám nhà riêng Huyền Như thấy những con dấu, hợp đồng, chứng từ giả nhưng trên hệ thống sổ sách của Vietinbank không hề có”, ông Phạm Huy Hùng giải thích.

Mặc dù khẳng định “không bồi thường”, nhưng người đứng đầu Vietinbank cũng cho biết toàn hệ thống Vietinbank sẽ phải rút kinh nghiệm sau bài học về Huyền Như. Ông cho hay sẽ tăng cường chỉ đạo từng đơn vị trong toàn hệ thống về quản trị nội bộ, rủi ro và “Nếu bất cứ ai vi phạm, sẽ sa thải nhanh bất cứ cá nhân nào. Sẽ không trừ một ai. Càng cấp cao, lãnh đạo thì càng phải xử lý nhanh, xử lý nặng. Chứ lãnh đạo có chức có quyền mà sai thì tan tành mây khói”, ông Phạm Huy Hùng quả quyết khẳng định.

Ngân hàng chối bỏ trách nhiệm thì người gửi tiền biết tin vào đâu

Bình luận về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức nhìn nhận lỗ hổng quản trị lớn nhất của Vietinbank là vấn đề nhân sự vì đã sử dụng những con người dám cả gan làm những việc như vậy và sơ hở của hệ thống quản trị rủi ro tại Vietinbank chính là môi trường tạo ra các hành vi phạm tội của Huyền Như.

Trước khi xảy ra vụ việc này, tại một hội thảo, một vị chuyên gia cho biết hiện nay khâu quản trị, giám sát của hệ thống ngân hàng còn thiếu và yếu nếu không nói là gần như bỏ ngỏ. Đây là một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng cần phải khắc phục ngay.

Tuy không bình luận về sự đúng sai trong việc chối bỏ trách nhiệm của Vietinbank, nhưng rõ ràng, hành động này đã làm mất lòng tin của xã hội đối với hoạt động ngân hàng. Bởi gửi tiền là hoạt động phổ biến trong xã hội và khi xảy ra sự việc mà ngân hàng chối bỏ trách nhiệm của mình thì người gửi tiền biết tin vào đâu?

Sự thất bại của lòng tin

Trên thực tế, đã xảy ra quá nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng phạm tội, chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng, đồng thời cũng chính là của ngân hàng. Báo động một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, là ngân hàng làm mất tiền tỷ của khách hàng mà cứ cho rằng không liên can gì về trách nhiệm bồi thường. Ngân hàng cứ nhất quyết từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi đã phát hành thư bảo lãnh có chữ ký thật của giám đốc ngân hàng và con dấu thật của ngân hàng. Ngân hàng cứ đẩy được cán bộ vi phạm vào tù, thì cũng đồng thời đẩy được trách nhiệm bồi thường cho khách hàng. Đó chính là những “vụ nổ” phá tan uy tín của từng ngân hàng nói riêng và của cả ngành Ngân hàng nói chung.

Đặc biệt, nếu ngân hàng nhận tiền gửi cứ giũ bỏ trách nhiệm của mình, chỉ vì lý do cán bộ phạm tội, thì hàng vạn tổ chức kinh tế và hàng triệu người dân mang tiền gửi vào ngân hàng có thể bị mất trắng tiền gửi bất kỳ lúc nào. Vì ai có thể đoán chắc được rằng mình không bị “dính” phải một cán bộ nào đó, như giao dịch viên, thủ quỹ, kế toán viên, kiểm soát viên, trưởng phòng hay giám đốc… có hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của khách hàng gửi tại ngân hàng.

Minh Huệ

————–

Thời báo kinh doanh (Mục Tài chính – Ngân hàng) 10-01-2014:

http://thoibaokinhdoanh.vn/441/news-detail/1136719/tai-chinh-ngan-hang/vu-an-huynh-thi-huyen-nhu-dau-hoi-ve-lo-hong-quan-tri-va-long-tin-.html

(410/847)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,203