432. Bình luận về Luật siêu dễ – Luật lâm sản (Luật Lâm nghiệp).

Bình luận về Luật siêu dễ – Luật lâm sản.

(VTV3) – Chương trình giải trí truyền hình Luật siêu dễ – Chủ đề Luật lâm sản (đúng ra là Luật Lâm nghiệp), có sự tham gia của cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

Quay tại S16, VTV, 43 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa sáng ngày 11-9-2024.

Luật siêu dễ - Luật lâm sản

———————-

VTV3 (Luật siêu dễ) phát hồi 17h ngày 10-11-2024:

https://vtv.vn/video/luat-sieu-de-so-19-10-11-2024-704981.htm

https://www.youtube.com/watch?v=zwrVdQQMKzI

(17 phút trên VTV3 & 23 phút trên YouTube)

——————

Bộ 10 câu hỏi:

Luật Lâm sản (Luật Lâm nghiệp).

Cố vấn: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

STTCÂU HỎI BIÊN TẬP SỬA ĐÁP ÁNHIỆU CHỈNHTIỀN ĐÍNH KÈMTiền may mắn
1Phát hiện nhiều cây gỗ bị gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng, ông Minh đã gom nhặt, mang về nhà để sử dụng và bán củi cho dân địa phương. Hành vi của ông Minh có vi phạm pháp luật không? Vì sao?Đáp án:
Có.
Không được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng.
Điểm a Khoản 1 Điều 52 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng như sau:
a) Không khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng;
2.000.000 
2Khu rừng cạnh nhà anh Lâm có một con suối rất đẹp. Vợ chồng anh Lâm dùng đá suối kè đắp nắn dòng nước chảy qua trước nhà,  để tạo cảnh quan cho quán cafe. Anh Lâm đã vi phạm hành vi bị nghiêm cấm nào trong hoạt động lâm nghiệp ?

A. Khai thác tài nguyên nước;
B. Xây dựng trái quy định;
C. Đắp đập trái quy định;
D. Ngăn dòng chảy tự nhiên.

D. Ngăn dòng chảy tự nhiên.Việc làm của vợ chồng anh Lâm liên quan đến cả 4 hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 7, Điều 9 về “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp”, Luật Lâm nghiệp.
Tuy nhiên, cả 03 hành vi khai thác, xây dựng hay đắp đập thì đều có 01 dấu hiệu chung là “Ngân dòng chảy tự nhiên”.
3.000.000 
3Công ty Du lịch sinh thái Linh Thông được UBND tỉnh cho thuê rừng tự nhiên, đồng thời được phép chuyển một phần mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Công ty Linh Thông phải trồng rừng thay thế bằng mấy lần diện tích rừng bị chuyển mục đích?A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba  lần
D. Bốn lần
C.Ba lầnKhoản 1 Điều 21, Luật Lâm nghiệp quy định, nếu chuyển mục đích rừng trồng thì phải trồng thay thế 01 lần, còn đối với rừng tự nhiên thì phải bằng 03 lần.2.000.000 
4Năm 2022, hộ gia đình ông Trần Nhâm được Nhà nước giao hai ha rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp kết hợp kinh doanh. Do thiếu vốn, trong hai năm sau gia đình ông vẫn chưa triển khai bất cứ hoạt động để phát triển rừng. Năm 2024 NN ra quyết định thu hồi rừng. Ông Nhâm bị thu hồi rừng vì lý do gì?

A. Sử dụng rừng sai mục đích ban đầu
B. Không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng
C. Không tự nguyện trả lại rừng.
D. Chủ rừng chưa được gia hạn giao rừng

B. Chủ rừng không tiến hành hoạt động phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng;Khoản 1, Điều 22, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định 07 trường hợp Nhà nước thu hồi rừng.
B là một trong các trường hợp mà Nhà nước thu hồi rừng, vì chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
2.000.000 
5Xưởng mộc của anh Tứ Thiết bị lực lượng kiểm lâm đột xuất kiểm tra, tìm thấy một cây gỗ đường kính 50 cm, chiều dài 10 mét. Anh Thiết cho rằng lực lượng kiểm lâm không có thẩm quyền kiểm tra nguồn gốc lâm sản trong xưởng của anh. Trong tình huống này, anh Thiết có vi phạm Luật Lâm nghiệp không và vì sao?

A. Không vi phạm
B. Có. Vi phạm về mua bán lâm sản;
C. Có. Vi phạm về chế biến lâm sản;
D. Có. Vi phạm về cất giữ lâm sản

D. Cất giữ lâm sảnKhoản 1 Điều 42, Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm cả hoạt động kiểm tra lâm sản trong quá trình cất giữ lâm sản. Trường hợp này, chưa xác định được xưởng của anh Thiết có khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán lâm sản hay không, nhưng đang có việc “cất giữ”.1.500.000 
6Ông Lưu được Nhà nước giao rừng sản xuất để cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ông Lưu có quyền nào sau đây?

A. Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế
B. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
C. Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng
D. Tự do khai thác

Đáp án A
Để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế
Điểm d Khoản 1 Điều 82 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất như sau: “1. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất có quyền sau đây:
d) cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.”
2.000.000 
7Bà Lịch có sổ đỏ và trong đó, cho xây dựng 400 mét vuông đất làm nhà ở, 200 mét vuông đất trồng cây ăn quả, còn lại 11.600 mét vuông đất vẫn là đất rừng. Nhưng bà Lịch tự ý xây dựng nhà ở với tổng diện tích 530 mét vuông. Bà Lịch chưa bị xử lý đối với hành vi này. Vậy trong tình huống này,  bà Lịch có bị xử phạt hình sự hay không?Đáp án:
Không, bà Lịch chỉ xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 228, bộ Luật hình sự 2015, và Nghị định 91/2019/nd-cp.5.000.000ĐỘC ĐẮC
8Anh Chi và chị Thu vào tham quan một cánh rừng ở Sóc Sơn, Hà Nội, vô tình làm cháy rừng gây thiệt hại 100 triệu đồng.
Anh Chi và chị Thu bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa với cá nhân là bao nhiêu?A. 10 triệu đồng
B. 50 triệu đồng
C. 100 triệu đồng
D. 300 triệu đồng
C. 100 triệu đồng;Khoản 8 Điều 17, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022), quy định mức phạt tối đa đối với cá nhân là 100 triệu đồng nếu “Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích”.1.000.000
9Ông Quảng Đại ở Lương Sơn, Hoà Bình bị phát hiện nuôi sáu con gấu không rõ nguồn gốc. Ông Đại khai, không mua bán gấu, mà chỉ nuôi để lấy mật. Cơ quan chức năng đã lập biên bản và xử phạt với mức cao nhất. Theo bạn, đó là mức phạt nào?

A. 100 triệu đồng;
B. 400 triệu đồng;
C.  500 triệu đồng;
D.700 triệu đồng.

B. 400 triệu đồng;Khoản 14, Điều 21, Nghị định 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi 2022) quy định: Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền với mức cao nhất là 400 triệu động.1.000.000ĐỒNG ĐỘI
10Trong ngày không có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, V thì nông dân được đốt nương làm rẫy vào khung giờ nào?

A. Trước 9h, sau 16h
B. Từ 9h đến 16h
C. Từ 10h đến 13h
D. Không được đốt

Đáp án A
trước 9h, sau 16h
Điểm b Khoản 3 Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 16/11/2018 hướng dẫn Luật Lâm nghiệp:
Điều 47. Điều kiện an toàn về phòng cháy đối với khu rừng3. Khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện:
b) Không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều
;”
1.000.000

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.413. "Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ...

"Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ nếu gia hạn Thông tư 02". (VNF)...

Trích dẫn 

3.967. Điều lưu tâm từ một phiên toà.

Điều lưu tâm từ một phiên toà. Ly hôn đã 5 năm, bỗng nhiên cách đây...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,513