Bình luận Dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
(Dự thảo ngày 28-3-2025)
(Tham luận tại Tọa đàm: Trao đổi một số nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp do Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể tổ chức tại Khách sạn Fortuna Hà Nội, 6B Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).
1. Về việc giải thích bổ sung 5 khoản về “Giải thích từ ngữ”:
1.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 2, Điều 1 của Dự thảo Luật quy định giải thích bổ sung 05 cụm từ (khoản 35, 36, 37, 38 và 39, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”) sau đây:
“35. Kê khai khống vốn điều lệ”;
“36. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp”;
“37. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân”;
“38. Quyền chi phối doanh nghiệp”;
“39. Sở hữu gián tiếp”.
1.2. Vấn đề pháp lý:
34 khoản giải thích từ ngữ tại Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đều được xếp theo thứ tự a, b, c. Việc bổ sung 05 khoản giải thích từ ngữ này không tuân theo logic này.
1.3. Kiến nghị sửa đổi:
Cần đồi khoản 35 thành khoản 20a, khoản 36 thành khoản 30a, khoản 2a, khoản 38 thành khoản 28b và khoản 39 thành khoản 28a để bảo đảm logic theo thứ tự a, b, c.
2. Về việc giải thích bổ sung cụm từ “Kê khai khống vốn điều lệ”:
2.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 2, Điều 1 của Dự thảo Luật giải thích cụm từ “Kê khai khống vốn điều lệ” (khoản 35, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”) như sau:
“35. Kê khai khống vốn điều lệ là hành vi kê khai số vốn điều lệ lớn hơn số vốn thực tế góp tại thời điểm phải hoàn thành việc góp vốn theo quy định”.
2.2. Vấn đề pháp lý:
Cụm từ “Kê khai khống vốn điều lệ” chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất tại khoản 5, Điều 16 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”.
2.3. Kiến nghị sửa đổi:
Từ ngữ được giải thích trong điều khoản “Giải thích từ ngữ” chỉ hợp lý khi được sử dụng nhiều lần trong Luật đó. Trường hợp này, cụm từ này không nên giải thích chung, mà chỉ nên giải thích ở chính nơi nó xuất hiện (từ khoản 5, Điều 16). Nếu sử dụng tại 2 điều trở lên thì mới đưa vào điều về giải thích từ ngữ.
3. Về việc giải thích bổ sung cụm từ “Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp”:
3.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 2, Điều 1 của Dự thảo Luật giải thích cụm từ “Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp” (khoản 36, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”) như sau:
“36. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bao gồm 07 tình trạng:
a) Tạm ngừng kinh doanh;
b) Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
c) Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế;
d) Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
đ) Đang làm thủ tục phá sản;
e) Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại;
g) Đang hoạt động”.
3.2. Vấn đề pháp lý:
Thứ nhất, tình trạng“bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế”, không rõ là thu hồi cái gì?;
Thứ hai, khoản này giải thích cụm từ “Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp”, nhưng sau đó thì sử dụng cụm từ này 03 lần (tại khoản 2, Điều 205; khoản 8, Điều 208 và khoản 5, Điều 209) còn lại sử dụng cụm từ khác, đó là“tình trạng pháp lý của công ty” tại 06 điều khác (khoản 5, Điều 198; khoản 5, Điều 200; khoản 4, Điều 201; khoản 3, Điều 202; khoản 3, Điều 203 và khoản 2, Điều 204).
Thứ ba, một số tình trạng pháp lý quan trọng đối với doanh nghiệp chưa được đề cập đến, ví dụ như: Bị “tước quyền sử dụng giấy phép” hoặc “đình chỉ hoạt động có thời hạn” được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 21 về “Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng”, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2015, 2019, 2022 và 2023); bị “Đình chỉ hoạt động có thời hạn”, “Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”, “Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định”, được quy định tại điểm b, c, khoản 1 và các điểm a, b, khoản 2, Điều 33 về “Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội”, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3.3. Kiến nghị sửa đổi:
Thứ nhất, sửa“bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” thành Bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế” (theo quy định tại Điều 39 về “Chấm dứt hiệu lực mã số thuế”, Luật Quản lý thuế năm 2019).
Thứ hai, thay giải thích cụm từ“Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp” bằng cụm từ “tình trạng pháp lý” hoặc “tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và “tình trạng pháp lý của công ty”.
Thứ ba, ngoài 07 tình trạng pháp lý như Dự thảo (để cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ), thì đề nghị em xét cập nhật thêm một số tình trạng pháp lý như: Bị“tước quyền sử dụng giấy phép” hoặc bị “đình chỉ hoạt động có thời hạn”, vị “Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”, bị“Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định”,
4. Về việc giải thích bổ sung cụm từ “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân”:
4.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 2, Điều 1 của Dự thảo Luật giải thích cụm từ “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân” (khoản 37, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”) như sau:
“37. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là cá nhân có một trong các tiêu chí sau:
a) Cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu từ 25% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
b) Cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng hơn 25% cổ tức hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp;
c) Cá nhân cuối cùng có quyền chi phối doanh nghiệp”.
4.2. Vấn đề pháp lý:
Thứ nhất, khoản này sử dụng 3 lần từ “doanh nghiệp”, mà chính xác hơn thì đều là “công ty”. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tư nhân đương nhiên là chủ doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, chủ sở hữu hưởng lợi của các doanh nghiệp còn lại chỉ là cá nhân hưởng lợi từ công ty. Đồng thời, “Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân”,theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cũng chính là công ty, chứ không còn chủ thể nào khác.
Thứ hai, quy định “có một trong các tiêu chí sau”, tức là không đồng thời thoả mãn nhiều tiêu chí,
Thứ ba, từ “cổ tức” đã được sửa đổi giải thích là “lợi nhuận sau thuế” (khoản 5), nhưng từ “lợi nhuận” thì lại không rõ có phải là “lợi nhuận sau thuế” hay không? Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ “lợi nhuận” thường được hiểu là trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có trường hợp “lợi nhuận” được giải thích lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (ví dụ Nghị định số 44/2025/NĐ-CP).
Thứ tư, “Cá nhân cuối cùng có quyền chi phối doanh nghiệp”, không rõ “cá nhân cuối cùng” là gì, vì chưa được giải thích trong hệ thống pháp luật Việt Nam (điểm a, khoản 2, Điều 7 về “Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi”, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28-4-2023 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền” cũng mới chỉ nhắc đến “cá nhân cuối cùng có quyền chi phối đối với khách hàng là tổ chức” (không phải là “Cá nhân cuối cùng có quyền chi phối doanh nghiệp”).
4.3. Kiến nghị sửa đổi:
Thứ nhất, sửa cụm từ “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân” thành “chủ sở hữu hưởng lợi của công ty”. Đồng thời, sửa các từ “doanh nghiệp” tại các điểm a, b và c thành “công ty”. Trương tự cũng cần sửa các từ “doanh nghiệp” tại khoản 38 thành “công ty”.
Thứ hai, sửa cụm từ “có một trong các tiêu chí sau” thành “có ít nhất một trong các tiêu chí sau”
Thứ ba, cần giải thích từ “lợi nhuận”, là “lợi nhuận sau thuế”.
Thứ tư, cần giải thích cụm từ “cá nhân cuối cùng”.
5. Về việc giải thích bổ sung cụm từ “Sở hữu gián tiếp”:
5.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 2, Điều 1 của Dự thảo Luật giải thích cụm từ “Sở hữu gián tiếp” (khoản 39, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”) như sau:
“39. Sở hữu gián tiếp là việc tổ chức, cá nhân sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp thông qua các tổ chức, doanh nghiệp khác mà tổ chức, cá nhân đó sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
5.2. Vấn đề pháp lý:
Thứ nhất, cụm từ “Sở hữu gián tiếp” sau khi giải thích không được sử dụng lần nào trong Luật Doanh nghiệp.
Thứ hai, từ “doanh nghiệp” trong trường hợp này không chính xác bằng từ “công ty”.
5.3. Kiến nghị sửa đổi:
Thứ nhất, bỏ việc giải thích cụm tử này, nếu như Luật không sử dụng đến.
Thứ hai, sửa từ “doanh nghiệp” tại khoản này thành “công ty”.
6. Về việc sửa đổi về “Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”:
6.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm a, khoản 11, Điều 1 của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 31 về “Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”, trong đó quy định, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi một trong các nội dung sau đây “Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán”.
6.2. Vấn đề pháp lý:
Khoản 25, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Chứng khoán năm 2019 quy định “25. Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết”. Như vậy, Luật Chứng khoán giải thích cụm từ “đăng ký giao dịch” đối với công ty đại chúng được hiểu “là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết”. Vì vậy, quy định trừ trường hợp đối với “công ty đăng ký giao dịch chứng khoán” là chưa chính xác.
6.3. Kiến nghị sửa đổi:
Sửa quy định ở khoản này, cũng như những khoản khác tương tự “trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán” thành“trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết”.
7. Về việc bổ sung trách nhiệm “kê khai bổ sung thông tin chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp”:
7.1. Nội dung Dự thảo:
Điểm c, khoản 11, Điều 1 của Dự thảo quy định bổ sung khoản 6, Điều 31 về trách nhiệm “kê khai bổ sung thông tin chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp” như sau:
“6. Đối với các doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm Luật này có hiệu lực thì việc kê khai bổ sung thông tin chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp được thực hiện đồng thời tại thời điểm doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.”.
7.2. Vấn đề pháp lý:
Thứ nhất, Luật không quy định thời hạn tối đa công ty phải “kê khai bổ sung thông tin chủ sở hữu hưởng lợi doanh nghiệp”, mà chi phải kê khai tại thời điểm đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, Luật quy định loại trừ trách nhiệm thông báo trong một số trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán. Vậy, thì có chốt hoặc loại trừ thời điểm nào đó đối với trường hợp “chủ sở hữu hưởng lợi” công ty hay không?
7.3. Kiến nghị sửa đổi:
Thứ nhất, cần quy định thời hạn chậm nhất phải kê khai, chẳng hạn như sau 05 năm, để tránh tình trạng quá nhiều năm vãn không phát sinh việc đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì không cập nhật được dữ liệu cần thiết.
Thứ hai, Thứ hai, Luật quy định loại trừ trách nhiệm thông báo trong một số trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán. Vậy, thì có chốt hoặc loại trừ thời điểm nào đó đối với trường hợp “chủ sở hữu hưởng lợi” hay không?
Thứ hai, Luật quy định loại trừ trách nhiệm thông báo trong một số trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán. Vậy, thì có chốt hoặc loại trừ thời điểm nào đó đối với trường hợp “chủ sở hữu hưởng lợi” hay không?
8. Về việc sửa đổi về “Trụ sở chính của doanh nghiệp”:
8.1. Nội dung Dự thảo:
Khoản 14, Điều 1 của Dự thảo Luật quy định sửa đổi Điều 42 về “Trụ sở chính của doanh nghiệp” như sau:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, thư điện tử (nếu có)”.
8.2. Vấn đề pháp lý:
Sắp tới, nếu thực hiện việc bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, quận thì địa chỉ của tất cả các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp và văn phòng đại diện sẽ bị thay đổi địa chỉ, kể cả trường hợp không bị thay đổi tên xã, phường, tỉnh, thành. Vậy, Luật cần phải quy định rõ doanh nghiệp có phải đăng ký thay đổi địa chỉ hay không và nếu có thì thực hiện trong thời hạn nào, nhất là địa chỉ ghi trên Hoá đơn giá trị gia tăng?
8.3. Kiến nghị sửa đổi:
Quy định rõ, doanh nghiệp không phải thay đổi địa chỉ khi việc thay đổi là do quyết định của các cơ quan chức năng. Và chỉ phải đăng ký thay đổi tại thời điểm doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
————–
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC
Phòng 406, Toà nhà Savina, số 01 Đinh Lễ, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: 090.345.9070 – Email: duc.tt@anvilaw.com.
Hà Nội ngày 31-3-2025.
(2.683)
————–
Phát biểu ý kiến tại Toạ đàm chiếu 31-3-2025:
1. Quan điểm sửa đổi:
- Tôi hiểu rằng lần sửa này là sửa tạm, sửa nhanh, sửa vì sức ép hội nhập, không phải sửa cơ bản. Nếu đúng thế thì tuyên bố, để tránh nhiều ý kiến bàn thêm nhiều cái nữa?
- Ví dụ thời hạn góp vốn lần sau là 0 ngày, thì thời hạn góp vốn lần đầu chỉ cần tối đa 30 ngày, thậm chí 3 ngày, thay vì 90 ngày rồi lại cộng cộng vô thời hạn.
- Góp ý cụ thể điều khoản đã gửi Ban tổ chức.
- Nêu một số vấn đề quan trọng & mới
2. Chủ sở hữu hưởng lợi:
- Với nội dung sửa 9 trang nhưng thực chất có đến gần 90% trọng tâm vấn đề chủ sở hữu hưởng lợi.
- Luật Phòng, chống rửa tiền rộng hơn. Luật – NĐ – QĐ TTg & TT.
- Ở đây toàn nói chuyện công ty, không hề có DNTN, vì vậy cần sửa cho sát nhất (Luật sửa đổi 2022 đã sửa nhiều từ DN thành công ty).
- Tỷ lệ 25% là hợp lý, không nhằm tới biểu quyết mà nhằm tới hưởng lợi 25%, tức ¼ nguồn lợi của công ty, cổ đông lớn 10 => 5%, gấp 5 lần cổ đông lớn. => Góp phần đại chúng hoá công ty đại chúng.
- Sở hữu trực tiếp & gián tiếp: OK.
- Người đại diện theo PL => Không nên quy định.
- Chỉ kê khai khi đăng ký & thông báo thay đổi khác. Tương tự như thời hạn góp vốn chưa xong thủ tục LS Huyền đã nêu. Bên cạnh nhiều công ty thay đổi mỗi năm vài lần, thì cũng nhiều Công ty
- Lưu 5 năm thì phải quy định các thời hạn lưu khác hoặc không quy định.
.3. Tiền kiểm, hậu kiểm?
- Vốn Điều lệ. Ước 70 – 80% không đúng.
- Giữ nguyên hậu kiểm.
- Hồ sơ giấy tờ.
- Quản công nghệ.
4. Phát hành trái phiếu riêng lẻ.
- Điều kiện.
- Vay vốn.
- Cổ phần.
- Vay vốn NH.
5. Đăng ký & thông báo thay đổi thông tin:
- Sắp tới, nếu thực hiện việc bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, quận thì địa chỉ của tất cả các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp và văn phòng đại diện sẽ bị thay đổi địa chỉ, kể cả trường hợp không bị thay đổi tên xã, phường, tỉnh, thành. Ước tính có 3 – 5 tỷ địa chỉ ghi nhận trong các giấy tờ, biển hiệu, con dấu,…
- Vì vậy, Luật cần phải quy định rõ doanh nghiệp có phải đăng ký thay đổi địa chỉ hay không và nếu có thì thực hiện trong thời hạn nào, nhất là địa chỉ ghi trên Hoá đơn giá trị gia tăng?
- Quy định rõ, doanh nghiệp không phải thay đổi địa chỉ khi việc thay đổi là do quyết định của các cơ quan chức năng. Và chỉ phải đăng ký thay đổi tại thời điểm doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
6. Tình trạng pháp lý:
Ngoài 07 tình trạng pháp lý như Dự thảo (để cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ), thì đề nghị em xét cập nhật thêm một số tình trạng pháp lý như: Bị “tước quyền sử dụng giấy phép” hoặc bị “đình chỉ hoạt động có thời hạn”, bị “Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”, bị “Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định”.
7. Cổ phiếu vô danh:
- Luật 1990 đã có.
- Từ luật 1999 đã bỏ.
- Quy định không hợp lệ thì hậu quả pháp lý là gì? Vô hiệu, không có giá trị pháp lý hay gì?
- Có quy định tương tự với chủ sở hữu góp vốn nói chung, chủ sở hữu hưởng lợi nói riêng hay không? Ngoài ra sau này cần thống khác niệm thành viên, cổ đông, chủ sở hữu công ty đều là chủ sở hữu công ty.
8. Trách nhiệm của Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát Công ty cổ phần chỉ thẩm định Báo cáo KD & tài chính năm, bỏ 6 tháng (Điều 170.3) => Không nên.
9. Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp:
- Mở công khai, rộng rãi, miễn phí dữ liệu doanh nghiệp.
- Liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi và rất nhiều nội dung khác cần thiết càng công khai, minh bạch càng tốt.
- Giảm thu phí nhưng cũng giảm trách nhiệm của cơ quan chức năng, vì tăng cường sự giám sát của thị trường./.