Bình luận về Chính sách hình sự khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015.
(Gạch ý tại Hội thảo khoa học “Các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”, do Viện Chiến lược và Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức ngày 24-4-2025 tại Hà Nội).
1. Cần thay đổi chính sách hình sự:
1.1. Cần tăng cường thật mạnh cả trong quy định lẫn trên thực tế hình phạt tiền và hình phạt không giam giữ thay cho phạt tù đối với các tội nói chung, tội kinh tế nói riêng.
1.2. Quy định và thực tế xử phạt Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng hiện nay thì cả làng đều có thể phạm tội bất cứ khi nào, vì không chấp nhận rủi ro trong nghề kinh doanh rủi ro, vì không thể cãi được hay phân định được về hành vi với hậu quả giữa sai trái và buộc phải làm.
1.3. Cần xem lại về mức tiền định lượng, một số tội về kinh tế như 4 Tội về sản xuất, buôn bán hàng giả, Tội lập quỹ trái phép, Tội đầu cơ.
2. 4 Tội về sản xuất, buôn bán hàng giả cần sửa:
2.1. Cũng như rất nhiều tội rất bất cập, rất vô lý, vô nhân đạo khi xử phạt hình sự, 4 tội về sản sản, xuất, buôn bán hàng giả, với hình phạt tù cao nhất rất nặng (chung thân – tử hình). Cần xem lại, tính chất, mức độ giả, giả nguy hiểm, độc hại lớn thì vẫn áp dụng hình phạt như quy định hiện hành, thậm chí cần tăng nặng hình phạt.
2.2. Tuy nhiên nếu giả ở mức độ nhẹ, chỉ là kém hàm lượng, chất lượng, số lượng, trọng lượng 1 chút thì nên áp dụng xử tội lừa dối khách hàng, quảng cáo gian dối, Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp hoặc tách ra tội sản xuất, buôn bán hàng giả kiểu như không bảo đảm chất lượng, số lượng.
3. Tội lập quỹ trái phép cần bỏ:
3.1. Vì không thuộc trường hợp chiếm đoạt, không rõ mức độ nguy hiểm và thiệt hại lớn đến đâu mà phải duy trì tội phạm này từ thời bao cấp, doanh nghiệp phi quốc doanh ciungx chỉ được lập quỹ nào, và mỗi quỹ bao nhiêu tiền, hay ký hợp đồng kinh tế là pháp lệnh, rồi đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương là mệnh lênh.
3.2. Nếu hành vi nguy hiểm liên quan đến việc lập quỹ trái phép, thì đã bị xử lý về Tội trốn thuế, Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Tội sử dụng trái phép tài sản,…
4.Tội đầu cơ cần bỏ:
4.1. Chỉ phù hợp với thời bao cấp hàng hoá luôn khan hiếm. Kinh tế thị trường ngược lại 180 độ, luôn dư thừa, bán hàng là khó nhất. Về đại thể kinh tế thị trường cần khuyến khích đầu tư nói chung, đầu cơ nói riêng.
4.2. Kể cả trường hợp bão lụt, chiến tranh, bên cạnh việc phát không của Nhà nước, bán rẻ của thương nhân, hoạt động từ thiện, nhân đạo của xã hội, vẫn cần chấp nhận đầu cơ, bán giá cao để tăng cung kịp thời và bù đắp lại chi phí, rủi ro rất cao của hoạt động đầu cơ, nhất là trong hoàn thoàn. Chỉ nghiêm cấm và xử lý hành vi lừa đảo, gian dối, ép buộc, bắt chẹt. Đó là những thứ cấm chung của muôn đời, muôn thuở, muôn nơi, chứ không chỉ trong Bộ luật Hình sự và trong Tội đầu cơ.
Hà Nội ngày 24-4-2025
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC
(637)
——————-—————
Một số ý kiến tại Hội thảo:
1. GS, TS Nguyễn Ngọc Hoà, Trường Đại học Luật TP HCM:
- Bộ luật Hình sự quá tải, nhiệm vụ rộng và cấp bách, phục vụ tất cả các luật chuyên ngành. Vì vậy cần phải trả lại tội cho các luật khác, tức mở rộng nguồn tội phạm và hình phạt thay vì duy nhất Bộ luật Hình sự.
- Bãi bỏ trách nhiệm hình sự của pháp nhân => Chuyển sang Luật khác.
- Luật chuyên ngành quy định tội phạm và hình phạt.
- Tư duy sai, cứ có dấu hiệu hình sự là tội hình sự, thay vì phải ngược lại .
2. PGS, TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND TC, Chánh án Toà án Quân sự TƯ:
- Việt Nam thuộc loại tử hình cao nhất thế giới.
- Chỉ vũ trang, dân sự không miễn trách trong trường hợp chấp hành mệnh lệnh của cấp trên.
- Cần thay đổi nguyên lý tư duy: Không bị áp dụng hình phạt nhẹ hơn thì mới áp dụng hình phạt nặng hơn, thay vì lâu nay ngược lại. Rất băn khoăn khi không dám áp dụng giảm nhẹ.
- Nhân thân không chỉ là tình tiết giảm nhẹ mà còn nhân đạo với gia đình: Chung thân không giảm án.
- Tử hình tham nhũng sẽ không được các quốc gia bỏ tử hình dẫn độ.
- Cần thay xử phạt hình chính bằng tội vi cảnh, 1 thẩm phán, không kháng cáo, kháng nghị
- Việt Nam là nước duy nhất quy định định lượng dấu hiệu tội phạm trong Bộ luật Hình sự, mọi rắc rối xảy ra là ở đây.
3. TS Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự hành chính, Bộ Tư pháp:
- Nguyên tắc xử lý hình sự bị phá vỡ: Dấu hiệu định tội đã bị xử phạt hành chính.
- Hai hành vi ít nguy hiểm (hành chính) đang bị biến thành nguy hiểm (hình sự).
- Lấy dấu hiệu nhân thân làm tình tiết định tội là vô cùng bất ổn (chỉ nên là tình tiết định khung).
- Quá tải tại các cơ sở giam giữ. Vừa đi kiểm tra, phạm nhân nằm không thể cựa được.
- Vì vậy cần giảm tù, tăng biện pháp cải cải không giam giữ.
4. TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế & Quản lý khoa học, TAND TC
- Nếu Bộ luật Hình sự đáp ứng kịp thời các luật chuyên ngành thì có lẽ phần lớn dân số vào tù.
- Mọi thứ phải cụ thể hoá, vì chúng ta không tin nhau, nên tìm mọi cách trói lại.
- Nhiều trường hợp cần và muốn áp dụng án treo mà không thể áp dụng được./.