444. Luật đấu thầu: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp nhỏ ?

(DĐDN) –  DN nhỏ đấu thầu trong nước sẽ được ưu đãi là một trong những nội dung mới và quan trọng của Luật Đấu thầu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.  Tuy nhiên, Luật Đấu thầu sẽ ưu tiên DN nhỏ đến mức nào, chế tài thực hiện ra sao để đảm bảo năng lực thực hiện của DN nhỏ mà không ảnh hưởng đến chất lượng dự án là những vấn đề mà dư luận đặt ra…

Xét năng lực kỹ thuật trước tài chính

Các tập đoàn lớn trước đây thường thuận lợi hơn khi đấu thầu, nhưng lại giao cho các DN nhỏ làm sau khi trúng. DN nhỏ è cổ làm rồi lại nộp lợi nhuận về cho các tập đoàn là điều vô lý. Do vậy, Luật Đấu thầu quy định các gói thầu bé sẽ ưu tiên cho DN nhỏ làm, còn các công trình cần năng lực lớn thì tập đoàn vẫn tham gia. Bên cạnh đó, DN có trên 25% lao động là nữ, hoặc thương binh, người khuyết tật cũng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước cung cấp các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn và xây lắp…

Để khắc phục tình trạng bỏ thầu giá rẻ nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu, Luật cũng đã quy định rõ phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu theo từng lĩnh vực cụ thể như lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, luật cũng bổ sung thêm một số phương pháp mới trong đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm đa dạng hóa phương pháp đánh giá để phù hợp hơn với từng loại hình và quy mô của gói thầu.

Chẳng hạn hồ sơ dự thầu bắt buộc phải làm riêng 2 túi hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ tài chính. 2 túi này được nộp cùng lúc, nhưng khi đấu thầu chỉ mở túi kỹ thuật. Nhà thầu nào được chọn mới tiếp tục mở túi tài chính. Như vậy sẽ đảm bảo nhà thầu có đủ năng lực kỹ thuật được ưu tiên lựa chọn trước. Trường hợp cơ quan, DN nào cố tình sai phạm, không theo đúng quy trình này, sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngoài ra chúng tôi còn bổ sung thêm phương pháp chấm thầu. Trước đây với mua sắm hàng hóa xây lắp, dịch vụ tư vấn thì chỉ đánh giá trực tiếp dựa trên các tiêu chí kỹ thuật, giá sản phẩm. Còn bây giờ, phương pháp này cho phép tính toán, đưa ra chi phí sản phẩm trong cả một vòng đời dự án. Khi đánh giá hàng hóa phải cộng cả chi phí vận hành. Ví dụ xe máy của Nhật Bản giá 10 đồng, nhưng chi phí sử dụng mất 2 đồng/tháng, dùng trong 10 năm, thì sẽ được ưu tiên hơn xe máy Trung Quốc giá 7 đồng, mà chi phí sử dụng lên tới 4 đồng/tháng. Phương pháp này kết hợp được cả tiêu chí kỹ thuật và giá, do đó nhà thầu nào có kỹ thuật cao hơn thì sẽ được chọn.

Xử nặng các vi phạm về đấu thầu


LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

Có thể nói, hoạt động đấu thầu đang ngày càng hoàn thiện hơn, công khai minh bạch hơn, đặc biệt khi Luật Đấu thầu 2013 sắp có hiệu lực. Nhưng làm thế nào để Luật sớm đi vào cuộc sống, lấy lại niềm tin của DN và người dân vẫn là câu chuyện còn phải nỗ lực nhiều?

Bắt đầu từ việc, Luật mới đã bổ sung quy định về yêu cầu giám sát của cộng đồng trong quá tình tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng. Quy định này sẽ trở nên hình thức nếu không có những hướng dẫn cụ thể ở cấp nghị định hoặc thông tư. Bời vì, người dân hay nói cách khác là cộng đồng thì khó có thể biết được chi tiết từng nội dung hoặc ngóc ngách về kỹ thuật của các gói thầu. Người trong cuộc vẫn có thể dễ dàng “qua mắt” cộng đồng với những tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu đặc thù nào đó…

Thứ hai, để tạo điều kiện lựa chọn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng và dịch vụ công tại VN, Luật Đấu thầu 2013 đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thủ tục, phương pháp lựa chọn nhà đầu tư. Điều này góp phần tạo sơ sở pháp lý cho việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, cạnh tranh. Tuy nhiên, để những nguyên tắc này được áp dụng triệt để cần nói rõ quyền của các nhà thầu tham dự. Chỉ khi làm rõ quyền nhà thầu mới loại bỏ được tâm lý “chiếu trên, chiếu dưới”.

Thứ ba, đơn vị mở thầu, hội đồng chấm thầu bắt buộc phải công khai minh bạch tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu và lý do không trúng thầu thì mới có thể lấy được niềm tin của nhà thầu và hạn chế được tình trạng khiếu kiện.

Cuối cùng điều đặc biệt quan trọng là chế tài xử phạt. Tăng cường giám sát rồi thì phải có chế tài xử phạt thật cụ thể và chặt chẽ, từ quy rõ trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức đấu thầu đến hình thức xử phạt. Tất cả cần được chi tiết hóa bằng các văn bản hướng dẫn. Chỉ phạt hành chính thôi là chưa đủ, phải xét từ hậu quả. Vi phạm trong đấu thầu có thể gây hậu quả rất nghiệm trọng từ chất lượng công trình đến thất thoát tài sản nhà nước. Chính vì vậy, cần có nhiều quy định xử phạt hình sự hơn đối với vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Nghiêm túc trong thực thi

Theo tôi, việc ban hành bộ Luật Đấu thầu mới này sẽ kích thích sản xuất, kinh doanh nội địa của các DNNVV VN, tạo nên một môi trường kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Về phía các DN Hàn Quốc, chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là một rào cản quá lớn. Vì thực sự, các DNVN chắc chắn cũng phải “nâng tầm” của mình, kể cả khi có được sự hỗ trợ của Chính phủ, họ cũng sẽ phải đảm bảo những yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh trên thị trường đấu thầu tại sân nhà. Khách quan mà nói, nếu về phía VN có thể đảm bảo về các yếu tố kĩ thuật, nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng… phía Hàn Quốc sẵn sàng liên doanh với các nhà thầu VN để hợp tác hoàn thành mục tiêu.

Vấn đề cốt lõi, để có thể hoạt động tốt, VN cần thực sự nghiêm túc trong việc thực thi. Việc đấu thầu nay sẽ phải rất minh bạch và rõ ràng để tránh những vấn đề tiêu cực phát sinh trong quá trình đấu thầu. Quá trình đấu thầu cần được giám sát chặt chẽ, ngăn chặn hành vi tham nhũng, và cần phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu cho đất nước từ Luật Đấu thầu mới này.

Bên cạnh đó, Chính phủ VN nên tạo điều kiện cho nhà thầu tham gia một cách khách quan và độc lập hơn nữa. Các nhà thầu nước ngoài nói chung và nhà thầu Hàn Quốc nói riêng khi tiến hành lập hồ sơ đấu thầu tại VN, họ sẽ phải có một thời gian để tìm kiếm các đối tác. Chúng tôi cũng mong muốn phía VN kết nối các DN nói chung, cũng như các DNNVV có đủ uy tín, năng lực để hợp tác, cùng phát triển.

Hiện nay, VN hoàn toàn có thể tham khảo mô hình đấu thầu tiên tiến khác trên thế giới, nhất là mô hình đấu thầu qua mạng. Đây là một mô hình tương đối hiện đại, đảm bảo sự minh bạch và khách quan, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng cho các nhà thầu, sự minh bạch, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các bên tham gia và đã được ghi nhận ở nhiều nước trong đó có Hàn Quốc. Nhờ áp dụng mô hình này, mỗi năm Hàn Quốc tiết kiệm được hơn 8 tỷ USD chi phí giao dịch, tương đương khoảng 15% tới 20% chi phí đấu thầu.

Cần sớm có các văn bản dưới luật

Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo cách cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi hoặc cộng thêm tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi.Một trong những nội dung nổi bật của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014 và thay thế Luật Đầu thầu số 61/2005/QH11 đó chính là các quy định mới về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.Theo đó, nhà thầu sẽ được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

Để minh bạch thông tin và phòng ngừa tham nhũng, luật mới cũng quy định các thông tin đấu thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy định về đấu thầu qua mạng internet; cụ thể hóa các nhóm hành vi bị cấm trong đấu thầu. Luật cũng có một mục riêng quy định về đấu thầu mua thuốc, vật tư y tế.

Quy định mới này mở ra nhiều cơ hội đối với các DNNVV, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay, đồng thời sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất trong nước. Luật Đấu thầu cũng cho phép DN nhỏ được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước, nhằm hạn chế tình trạng bị các tập đoàn lớn chèn ép, tránh được tình trạng qua nhiều khâu trung gian.

Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần. Ở góc độ  DN quan trọng nhất là các DN sẽ phải tự nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng để đáp ứng được nhu cầu của các dự án. Bởi nếu doanh nghiệp nhỏ, năng lực yếu kém sẽ dẫn đến tình trạng không đáp ứng được yêu cầu, cản trở tiến độ dự án. Chính vì vậy, ở góc độ quản lý cần sớm có các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thực hiện và giám sát chặt chẽ quá trình đấu thầu và thực hiện dự án.

Phan Nam, T.Anh,
Bá Tú
thực hiện

—————————————————————–

Diễn đàn Doanh nghiệp 28-02-2014 (Toạ đàm):

http://dddn.com.vn/toa-dam/luat-dau-thau-co-hoi-lon-cho-doanh-nghiep-nho–2014022503198406.htm

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,675