55. Ý kiến phát biểu của VIB tại hội thảo môi trường hoạt động của các ngân hàng tại Cửa Lò.

(ANVI) – Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT: Theo Quy định tại NĐ 49/2000/NĐ-CP cũng như QĐ1087/2001/QĐ-NHNN liên quan tới tổ chức và hoạt động của NHTMCP, thì HĐQT có quyền ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện quy định của Nhà nước và NHNN về hoạt động của ngân hàng. Nếu thực hiện đúng theo tinh thần của các quy định đó, thì Tổng Giám đốc không có thẩm quyền để ban hành bất cứ văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý nào, dù đó là quy định, quy trình nghiệp vụ.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐQT: QĐ 1087/2001/QĐ-NHNN quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của NHTMCP. Quy định như vậy là trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là NĐ 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với TCTD, trong đó quy định TGĐ là đại diện pháp nhân của TCTD; đồng thời cũng không phù hợp với tinh thần của Điều 85 Luật DN quy định: Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật, thì TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của TGĐ: Các văn bản từ trước đến nay đều quy định, TGĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày của TCTD, song lại không được giải thích rõ “hoạt động hàng ngày” là gì. Hơn nữa, nếu Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp lụât, thì TGĐ sẽ không có thẩm quyền trong hầu hết mọi hoạt động hàng ngày, như ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay,… (luôn phải thực hiện theo uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT). NH là một ngành rất đặc thù, khác với các doanh nghiệp khác, chỉ NH mới có các chi nhánh cấp II, cấp III và phòng giao dịch, mà mỗi đơn vị này được tổ chức và hoạt động như một NH con. Nếu ở cấp cao nhất, với những nghiệp vụ thông thường nhất, tối thiểu nhất mà đều phải thực hiện theo uỷ quyền, thì đến các cấp dưới, việc uỷ quyền sẽ càng trở nên phức tạp, khó khăn hơn trong hoạt động.

Về địa vị pháp lý của chi nhánh cấp 2 khi mở tại các tỉnh, thành phố không có Hội sở chính hoặc chi nhánh cấp 1: Hiện nay, chưa có quy định cụ thể, nhưng trên thực tế đã có một số NH được NHNN cho phép mở chi nhánh tại nơi không có Hội sở hoặc chi nhánh cấp 1. Như vậy, sẽ vướng mắc về nhiều mặt, như thực hiện chế độ xây dựng, quản lý kho quỹ như thế nào, chế độ thông tin báo cáo cho NHNN ra sao (báo cáo trực tiếp cho NHNN sở tại hay báo cáo vòng qua hội sở, chi nhánh cấp 1 ở tỉnh khác),…

Về nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá: Việc cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, nhất là thẻ tiết kiệm của chính TCTD bảo đảm tính an toàn và khả năng thanh khoản cao rất cao. Do đó, cần sửa đổi Luật Các TCTD theo hướng cho phép cầm cố, chiết khấu cả các loại giấy tờ có giá dài hạn (hiện nay Luật chỉ cho phép cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn và dự kiến sửa đổi cũng chỉ mở thêm đối với giấy tờ có giá dài hạn nhưng thời hạn còn lại là ngắn hạn). Ngoài ra, cũng không cần thiết phải xác định mục đích, phương án, hiệu quả cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Về thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh: Từ Bộ luật Dân sự năm 1995 cho đến NĐ 17/1999/NĐ-CP về đất đai, NĐ 08/2000/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và các văn bản hướng dẫn khác đều quy định việc thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất và các tài sản có đăng ký quyền sở hữu phải được đăng ký giao dịch bảo đảm. Lâu nay, NH vẫn đang làm các thủ tục mà Pháp luật không bắt buộc là công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp nhà đất. Trong khi đó lại không thể làm được thủ tục bắt buộc là đăng ký thế chấp, bảo lãnh, vì hầu hết các địa phương chưa triển khai và không biết đến bao giờ mới thực hiện việc này. Không đăng ký được giao dịch bảo đảm là việc vi phạm pháp luật và dẫn đến nguy cơ rủi ro thiệt hại cho các NH.

Về việc căn cứ vào lãi suất do NHNN quy định: Cho đến nay, nhiều đạo luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn của các ngành khác có quy định, khi chậm thanh toán, phải chịu phạt theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm hoặc mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN quy định. Nhưng NHNN đã bỏ các quy định về lãi suất tiết kiệm từ năm 1996 và bỏ ấn định cụ thể mức lãi suất nợ quá hạn từ năm 1999. Do vậy những quy định trên là không còn cơ sở pháp lý và không có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành giải thích việc áp dụng mức lãi suất tương đương nào đó để các trường hợp tranh chấp không bị rơi vào bế tắc, đồng thời kiến nghị nhanh chóng sửa đổi các điều khoản “ăn theo” quy định của NHNN nói trên.

 10-2-2001

—————————–

Bài được lưu ở đây:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,930