461. Vụ Huyền Như: “Về đạo lý và pháp lý, Vietinbank vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự”

(DV) – Các luật sư đưa ra nhiều quan điểm pháp lý và đạo lý, yêu cầu buộc trách nhiệm dân sự đối với Vietinbank là lẽ tất yếu.

Trong phần tranh luận sáng nay (16.1), nhiều luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phía đơn vị cá nhân bị thiệt hại vật chất trong vụ án, đều đưa ra nhiều quan điểm pháp lý và đạo lý, yêu cầu buộc trách nhiệm dân sự đối với Vietinbank là lẽ tất yếu.

“Nội bộ Vietinbank rút ruột tổ chức này”

Đó là lời khẳng định của luật sư Trương Thanh Đức khi tham bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt ( Navibank) vào sáng ngày 16.1.

Liên quan trong vụ án về phía Navibank trong việc thông qua 4 nhân viên của ngân hàng này đã gửi 200 tỷ đồng tại Vietinbank và bị Huyền Như dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt.

Luật sư Đức cho rằng, bản luận tội của VKS xác định rằng Navibank là nguyên đơn dân sự và người gửi tiền hám lợi nên chấp nhận rủi ro, việc giao dịch không đúng đối tượng và địa chỉ, người gửi tiền tin nhầm vào tội phạm lừa đảo cụ thể là Huyền Như.


Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như

Luật sư Đức khẳng định Navibank không là nguyên đơn dân sự trong mối quan hệ với bị cáo Như mà là nguyên đơn dân sự trong mối quan hệ với Vietinbank. Việc gửi tiền vào Vietinbank, luật sư cho rằng Navibank không tìn vào Huyền Như một cách vô căn cứ, bởi Huyền Như là người của Vietinbank, được tổ chức này bổ nhiệm, trọng dụng và giao cho trách nhiệm quyền hạn hẳn hoi. Nếu tin Huyền Như một cách vô căn cứ thì chẳng khác nào đồng nghĩa với việc tin vào Vietinbank một cách vô căn cứ.

“Số tiền 200 tỷ đồng của nhân viên Navibank được gửi vào Vietinbank hoàn toàn hợp lệ, đúng quy định của pháp luật. sau khi đã hoàn tất thủ tục gửi tiền, số tiền này đã hoàn toàn nằm trong tài khoản của Vietinbank. Tiếp sau đó, Huyền Như đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối lừa ai?, lừa chính Vitinbank” – Luật sư Trương Thanh Đức lập luận.

Như vậy, theo luật sư cho rằng, Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ tiền gửi hợp pháp của Navibank tại Vietinbank tức là bị cáo này đã lấy tiền của Vietinbank chứ không phải chiếm tiền của thân chủ của mình.

Theo luật sư Đức bày tỏ quan điểm bảo vệ, “Vietinbank là bên vay tiền, vay tài sản, việc để nhân viên, cán bộ trong tổ chức của mình chiếm đoạt tiền là trách nhiệm ở hệ thông lỏng lẻo của lãnh đạo ngân hàng này có nhiểu sơ hở để nội bộ rút ruột trong túi của pháp nhân này”. Việc Navibank mất 200 tỷ đồng là do Vietinbank tự tung, tự tác để nội bộ của mình chiếm đoạt bởi theo luật sư cho rằng, “toàn bộ số tiền khách gửi vào đựng trong két không xác định là tiền của ai mà là tiền của ngân hàng Vietinbank”.

“Về nguyên tắc theo luật sư Đức, nếu người làm việc cho pháp nhân có hành động sai trái gây thiệt hại cho người khác mà pháp nhân này lại phủ nhận sạch trơn trách nhiệm của mình thì pháp nhân đó chẳng khác nào một pháp nhân ảo”. – Luật sư Đức bức xúc.

Luật sư Đức còn lý giải, trước đó đại diện phía Vietinbank cũng đã có câu trả lời rằng, nếu các hợp đồng ký với với ngân hàng này được xác định là thật thì Vietinbank sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường. Do vậy, số tiền 200 tỷ của Navibank là hợp đồng thật thì Vietinbank không có lý do gì để chối bỏ trách nhiệm thanh toán.

“Nếu phía Vietinbank không trả tiền cho khách hàng thì chẳng khác nào tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng này có thể tự động trở thành tài sản cấm cố để trả nợ thay cho một cá nhân nào đó. Và tiền gửi có khách hàng có nguy cơ “mất trắng” thế thì ngân hàng này mất hết lòng tin với nhân dân” – Luật sư Đức còn băn khoăn.

Đồng quan điểm bảo vệ cho ngân hàng Navibank, Luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng đồng quan điểm với luật sư Trương Thanh Đức. luật sư Nghiêm cho rằng, cơ quan điều tra và VKS nhằm muốn “giải thoát” cho Vietinbank là không phù hợp với luật pháp. Luật sư cũng đề nghị Vietinbank phải chịu trách nhiệm đến các khoản tiền phía thân chủ của mình đã bị chiếm đoạt.

“Vietinbank là bị đơn dân sự, rõ ràng như “1+1 =2””

Đó là khẳng định của nhiều luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đơn vị tổ chức mình. Luật sư Đặng Ngọc Châu bảo vệ quyền lợi cho Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Toàn Cầu.Liên quan tới số tiền 125 tỷ đồng công ty này bị chiếm đạo, luật sư Châu đã yêu cầu các bị cáo và Vietinbank có trách nhiệm liên đới bồi thường.

Luật sư Châu khẳng định, Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu là đơn vị gửi tiền hợp pháp, công ty này không vướng vào sai phạm mà cáo trạng đã nêu. Hồ sơ gửi tiền của công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu và Vietinbank là thật, đầy đủ chứng từ hợp pháp. Quan trọng hơn là các hợp đồng này đều có các lãnh đạo của Vietinbank đã ký nhận tiền gửi là chứng cứ quan trọng.

Trước đó, ngân hàng công thương khẳng định sẽ có trách nhiệm với các hợp đồng thật, theo luật sư xác định hợp đồng giữa công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu và Vietinbank là thật có chữ ký của ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc Vietinbank). Như vậy, luật sư khẳng định thân chủ mình gửi hồ sơ thật chứ không phải giả đã được cấp thẩm quyền cao nhât của Vietinbank ký duyệt thì thân chủ của mình là người gửi tiền ngay tình, hơp pháp.

Việc VKS cho rằng Huyền Như giả danh Vietinbank để dẫn dụ khách hàng gửi tiền vào Vietinabank, việc này luật sư Châu còn cho rằng Như là trưởng phòng giao dịch việc thực hiện giao dịch là không phải giả danh của tổ chức này. Công ty bảo hiểm toàn cầu vì tham lãi suất cao nên bị Như chiếm đoạt luật sư Châu cho là không đúng.Trong 4 hồ sơ ký với 14% lãi là phù hợp Vietinbank đều ghi rõ, không có ngoài lãi suất trong hợp đồng.Công ty này không có bất kì sai phạm nào vi phạm pháp luật.

“Việc Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ, đến nay chỉ mới thu nợ 1.000 tỷ còn 3000 tỷ đi đâu, Như khai rằng đã dùng số tiền huy động của người sau trả cho người trước với lãi suất cao thì tại sao không thu hồi để giảm nhẹ tổn thất đối với vụ án này” – Luật sư Châu đề nghị.

Cũng tham gia tranh tụng tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Vạn Xuân bảo vệ quyền cho công ty An Lộc cho rằng, phía nguyên đơn dân sự này bị Như chiếm đoạt 170 tỷ đồng tiền gửi vào Vietinbank. Trước đó, phía công ty An Lộc đã thực hiện đầy đủ các thủ tục gửi tiền hoàn tất vào ngân hàng này và được trả lãi. Toàn bộ số tiền lãi và gốc đã bị Như rút khỏi ngân hàng gồm 170,3 tỷ đồng.

Luật sư Phạm Danh Tín, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng Á Châu thì cho rằng, “ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền gửi, nhân dân là tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để vừa có tiền lãi và vừa là nơi cất giữ an toàn nhất. Ngân hàng làm mất tiền của dân của tổ chức kinh tế thì phải trả lại cho dân, trả lại cho tổ chức kinh tế là điều tất yếu”.

Do vậy, luật sư Tín cũng như nhiều vị luật sư khác khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mình trong khi tranh tụng tại tòa đều mong rằng sự phán quyết của HĐXX là công minh và đúng pháp luật.

Linh Đan

———————————————-

Dân Việt (Pháp luật) 16-01-2014:

http://danviet.vn/phap-luat/vu-huyen-nhu-ve-dao-ly-va-phap-ly-vietinbank-van-phai-chiu-trach-nhiem-dan-su/20140116031642151p1c33.htm

(659/1.476)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,207