463. Đại án tham nhũng sao không có hành vi tham nhũng?

(TTTĐ) – Luật sư Trương Thanh Đức băn khoăn rằng Viện kiểm sát tối cao xác định đây là một trong mười đại án tham nhũng nhưng phiên tòa sắp kết thúc vẫn không thấy hành vi tham nhũng?

Trước đây, trong phần luận tội, viện kiểm sát bác bỏ yêu cầu của các nguyên đơn dân sự, bị hại cho rằng, Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường dân sự. Theo viện kiểm sát, yêu cầu này là không có căn cứ vì theo khai nhận của Như, đối tượng bị cáo nhằm vào để chiếm đoạt là Công ty Phương Đông và An Lộc, đích thân Như làm giả con dấu của 2 công ty này, các điểm giao dịch nằm ngoài phạm vi Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Như đã làm giả con dấu của các đơn vị nói trên, trực tiếp gặp những người có trách nhiệm hoặc cá nhân có tiền gửi, đưa ra những thông tin về lãi suất ngoài hợp đồng hấp dẫn, đánh vào lòng tham của các chủ tài khoản, làm cho các đơn vị và cá nhân tin mà gửi tiền. Bản thân những cá nhân và đơn vị này lại không gặp những người có trách nhiệm của Vietinbank để xác minh mà mọi giao dịch gửi tiền đều thông qua Như. Đây là sơ hở mất cảnh giác, tạo điều kiện để Như chiếm đoạt tiền.

Mặc dù vậy, trong các phần bào chữa bảo vệ quyền lợi của các nguyên đơn dân sự, bị hại, các luật sư vẫn quyết định giữ nguyên ý kiến yêu cầu Vietinbank bồi thường trách nhiệm.

Luật sư Đặng Ngọc Châu, bảo vệ quyền lợi cho công ty bảo hiểm Toàn Cầu cho rằng, 17 hợp đồng của công ty mình bảo vệ là thực vì hợp đồng và con dấu thực. Khi Huyền Như bị bắt, phía công ty này không hề biết mình có liên quan đến vụ án. Cho đến khi, vụ án bị khởi tố thì công ty Toàn Cầu mới biết đây là hợp đồng giả. Luật sư cũng khẳng định, phía công ty này không hề nhận được một đồng nào ngoài quy định. Bên cạnh đó, tòa chỉ chú ý đến lời khai của Như cho rằng đưa tiền chênh lệch lãi suất cho nhân viên của công ty Toàn Cầu là chưa đủ căn cứ, nghiêng về một phía.

Luật sư Châu cho rằng, số tiền bị chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng, trong đó có đến 3.000 tỉ đồng dùng để trả nợ lãi suất cao. Số tiền này là phạm pháp, đáng nhẽ phải được thu hồi lại nhưng đến nay vẫn chưa nghe nhắc đến việc thu hồi.

Luật sư Vũ Viết Vạn Xuân cho biết, trong vụ án này, công ty An Lộc bị thiệt hại 170 tỉ đồng. Trong hợp đồng của công ty này có con dấu của đại diện của Vietinbank xác nhận. Bên cạnh đó, phía công ty cũng đã gọi điện xác nhận. Thế nhưng, trong hồ sơ vụ án lại thể hiện Huyền Như giả mạo chữ ký của công ty để chiếm đoạt.

Điều đặc biệt, luật sư Xuân tiết lộ, trong quá trình gửi tiền, ngân hàng Vietinbank được trả lãi suất cho công ty An Lộc 350 triệu đồng. Luật sư này khẳng định: “Đây là chứng cứ không thể chối cãi thể hiện Vietinbank đã thực iện nghĩa vụ trả lãi đối với số tiền mà An Lộc đã gửi. Vậy, tại sao viện kiểm sát lại cho rằng giao dịch giữa Vietinbank và công ty An Lộc chưa phát sinh hiệu lực?”.

Không chỉ thế, luật sư Xuân cũng cho rằng, Huyền Như là cán bộ của ngân hàng Vietinbank. Do đó, để có thể chiếm đoạt tiền của khách hàng, Như phải đứng trên danh nghĩa của ngân hàng này nên Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho An Lộc. Lý luận này còn có rất nhiều luật sư khác đưa ra ý kiến tương đồng.

Bên cạnh đó, luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng TMCP Nam Việt (Vietinbank) thắc mắc: “Có điều khó hiểu là VKSND Tối cao xác định đây là một trong 10 đại án tham nhũng tại buổi làm việc ngày 12.9.2013 với ông Nguyễn Bá Thanh (Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính trung ương). Tuy nhiên, cho đến thời điểm sắp kết thúc giai đoạn tranh luận, vẫn không thấy có hành vi nào được coi là tham nhũng”.

Không chỉ thế, luật sư này cũng cho rằng: “Nếu VietinBank không trả tiền gửi cho khách hàng thì tất cả các bị cáo là nhân viên của VietinBank đang bị xét xử oan sai về tội Vi phạm các quy định về cho vay gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu VietinBank không trả tiền gửi cho khách hàng thì có nghĩa là phía sai sót một phải gánh mọi hậu quả trong khi bên sai trái 10 được hoàn toàn miễn trách nhiệm. Nếu VietinBank không trả tiền gửi cho khách hàng thì tiền gửi của khách hàng có thể bị tự động trở thành tài sản cầm cố để trả nợ thay cho một nghĩa vụ nào đó…”.

Khôi Nguyên (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

—————————————-

Tri thức thời đại 16-01-2014:

http://trithucthoidai.vn/dai-an-tham-nhung-sao-khong-co-hanh-vi-tham-nhung-a119863.html#.Ute8HdJ_sio

(258/929)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,206