469. Ngân hàng “đau đầu” với nợ xấu

(PL) – Tại buổi tọa đàm “Vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo và thi hành án dân sự” ngày 2-4 vừa qua ở TP.HCM, nhiều ngân hàng cho rằng lý do khiến quá trình xử lý nợ xấu chậm xuất phát từ khâu xử lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản. Một vụ việc xử lý hoàn thành trung bình kéo dài 1-2 năm, điều này khiến ngân hàng cảm thấy “bế tắc”.

Rối vì tài sản đảm bảo

Một lãnh đạo thuộc Ủy ban Xử lý nợ xấu Ngân hàng Sài Gòn (SCB) phản ánh hiện nay có khá nhiều vướng mắc trong khi xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo. Chẳng hạn có những trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản, thế nhưng tài sản này có diện tích thực không khớp với giấy tờ. Hay ngay như việc ngân hàng bán xong tài sản đảm bảo này rồi, tiền thu từ thi hành án chuyển về ngân hàng cũng rất nhiêu khê. Nếu chậm chuyển, với số tiền vài chục tỉ đồng đến vài trăm tỉ đồng thu hồi từ nợ đã bán đó thì số tiền lãi phát sinh là rất lớn.

Việc xử lý tài sản với các doanh nghiệp còn hoạt động đã khó, với những doanh nghiệp đã phá sản, phải đấu giá còn khó hơn. Đại diện phòng Pháp chế Ngân hàng Bắc Á cho biết khi tài sản bất động sản được đem đấu giá thì các đối tượng tìm nhiều cách dìm giá nhằm trục lợi, hoặc đấu giá miết mà chỉ có một chủ thể tham gia nên không thể bán được.

Ngân hàng “đau đầu” với nợ xấu ảnh 1

Nhiều ngân hàng cho rằng chậm xử lý nợ xấu đến từ quá trình xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo. Ảnh: HTD

“Chưa kể những doanh nghiệp có nhiều khoản vay nợ khác nhau. Thường có hai loại tài sản đảm bảo, một là tài sản đảm bảo của chính doanh nghiệp đó và hai là của bên thứ ba dưới dạng bảo lãnh. Trong trường hợp này, có tòa án chấp nhận cả hai loại tài sản trên nhưng có tòa án chỉ chấp nhận tài sản đảm bảo của chính doanh nghiệp đó nên gây thiệt hại lớn cho ngân hàng” – một lãnh đạo ngân hàng cho hay.

Cũng theo vị lãnh đạo ngân hàng trên, tài sản đảm bảo bằng bất động sản xử lý đã khó, trong khi tại TP.HCM có biết bao nhiêu loại thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Như các dự án đang xây dựng, sắp khởi công… là các căn hộ. Nếu suôn sẻ thì không sao nhưng nếu trở thành dự án treo hay doanh nghiệp phá sản thì sự việc càng lắm nhiêu khê, lúc này phần thiệt hại là ngân hàng.

Trước quá nhiều những cái vướng trong xử lý tài sản đảm bảo bằng bất động sản như các ngân hàng nêu, lãnh đạo Navibank khẳng định khoảng 90% nguyên nhân làm chậm xử lý nợ xấu đến từ quá trình xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo.

Con nợ chây ỳ

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, từ những năm 2011, 2012, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng ở mức rất cao, có thời điểm lên tới 19%-20%/năm. Điều này có nghĩa lãi suất cho vay phải cao hơn lãi suất tiền gửi trên 20%. Đấy là chưa kể các khoản vay mượn bên ngoài khác còn cao hơn. Thế nhưng dù vay trong ngân hàng hay ngoài ngân hàng, khi đưa ra thi hành án thì phải dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ dân sự. Đó là mức lãi suất chậm thi hành án được áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Nghĩa là hiện nay lãi suất cơ bản do NHNN công bố là 9%/năm, vậy người đi vay chỉ phải chịu mức lãi suất này. “Bởi vậy dù vay mượn ở mức lãi suất nào đi nữa thì việc phải trả lãi chậm thi hành án vẫn là 9%/năm. Điều này khiến tình trạng chậm thi hành án ngày càng phổ biến và trầm trọng. Nhiều vụ việc người đi vay thích chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ theo bản án, vì càng để lâu càng có lợi” – ông Đức nói.

Cũng theo ông Đức, hiện nay trung bình một vụ việc khi đưa ra và thi hành án xong xuôi kéo dài 1-2 năm, thậm chí là 3-4 năm là bình thường. Quá trình này mất rất nhiều thời gian, vậy nên cần phải được rút ngắn. Có như thế mới đẩy nhanh được việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. “Đây không phải vấn đề của ngành ngân hàng mà của nền kinh tế nói chung. Luật hay phải đi được vào thực tế, có tác dụng với thực tế mới là điều quan trọng. Vướng mắc chỗ nào đề nghị các ban ngành có hướng dẫn để giải quyết. Thậm chí trong bối cảnh hiện nay cũng cần ưu tiên giải quyết các vụ việc liên quan tới ngân hàng, nhằm thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu trong nền kinh tế” – ông Đức nói.

Một lãnh đạo ngân hàng cho biết theo quy định khi xử lý tài sản đảm bảo, ngân hàng có quyền thu giữ tài sản đó. Tuy nhiên, cơ quan công an không nên đứng ngoại cuộc mà cần có trách nhiệm hỗ trợ.

YÊN TRANG

 

̣ xấu là 7%

Mới đây (1-4), Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết hiện nay tỉ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 3,6%-3,9%. Thế nhưng theo đánh giá của NHNN thì tỉ lệ này vẫn ở khoảng 7%.

——————

Pháp luật TP HCM (Kinh tế) 05-4-2014:

http://plo.vn/kinh-te/ngan-hang-dau-dau-voi-no-xau-458911.html

(387/1.067)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,687