476. Xét xử vụ án Huyền Như và đồng phạm: Ai là… “con nợ”?

(CATP) – Trong vụ án Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên 3.900 tỷ đồng, luật sư (LS) đại diện cho các nguyên đơn dân sự, bị hại… đã có nhiều bài phát biểu, chỉ ra nhiều luận cứ để buộc Vietinbank phải có trách nhiệm trả nợ. Theo các LS, nếu Vietinbank không trả thì tiền gửi của khách hàng sẽ có nguy cơ mất trắng nếu chẳng may dính phải một cán bộ ngân hàng lừa đảo.

Nhiều Luật Sư đưa ra luận cứ sắc bén

LS Trương Thanh Đức – Đoàn LS TP.Hà Nội bảo vệ quyền lợi cho Navibank đã nêu lên hàng loạt luận cứ để chứng minh trách nhiệm trả tiền của Vietinbank và không thừa nhận tư cách là “nguyên đơn dân sự” trong vụ án này. Đồng thời nêu rằng việc số tiền trên 200 tỷ đồng mà bốn nhân viên Ngân hàng Navibank đã gởi vào Vietinbank trước khi bị Huyền Như chiếm đoạt đã được chuyển qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) vào đúng tài khoản của người gửi và số tiền trên đã bị Vietinbank chuyển đi và định đoạt một cách không có cơ sở pháp lý. Do đó, cáo trạng nhận định bốn nhân viên của Navibank đã “không giữ thẻ tiết kiệm mà để Như tự trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của các cá nhân này mở tại Vietinbank” là thiếu căn cứ pháp lý.

Số tiền bốn nhân viên Navibank gửi tại Vietinbank là theo hình thức tiền gửi chứ không phải tài khoản tiết kiệm và phù hợp với quy chế của Ngân hàng Nhà nước. Và họ đã giữ các hợp đồng tiền gửi hợp pháp do Vietinbank TPHCM ký tên, đóng dấu, giao dịch gửi 200 tỷ đồng của bốn nhân viên Navibank đã hoàn tất. “Người gửi tiền không gửi tiền theo hình thức tài khoản tiết kiệm mà dưới hình thức tiền gửi nên không thể có thẻ tiết kiệm. Điều này vô lý như việc đòi hỏi khách hàng mua một nải chuối trong siêu thị, ngoài phiếu mua hàng còn phải có hợp đồng kinh tế mua bán chuối thì mới ra được khỏi siêu thị. Do vậy cáo trạng đã sai lầm đặc biệt về pháp lý, trái ngược hoàn toàn với thực tế…” – LS Đức nhấn mạnh.

Trước đó, trong phiên tòa ngày 10-1-2014, đại diện Vietinbank đã cho rằng khách hàng có trách nhiệm quản lý tài khoản, Vietinbank không có trách nhiệm quản lý tài khoản nhưng tại phiên tòa ngày 16-1-2014, lập luận này đã bị “bẻ” khi LS Đức trưng ra một mục trên chính trang web của Vietinbank khi website của ngân hàng này giới thiệu: “Tiền trên tài khoản của quý khách sẽ được Vietinbank quản lý an toàn, chính xác và bảo mật”. Việc Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng tiền gửi của Navibank tại Vietinbank là đã lấy tiền của Vietinbank. Để cho Huyền Như chiếm đoạt tiền là do nội bộ hệ thống của Vietinbank có những sơ hở đặc biệt nghiêm trọng…

Do đó, kết thúc bài phát biểu của mình, LS Đức “chốt” bằng 10 luận điểm, trong đó cho rằng: “Nếu Vietinbank không trả tiền cho khách hàng thì làm sao giải thích với công chúng rằng tiền gửi nằm trong tài khoản hợp pháp tại ngân hàng, theo hợp đồng thật, chữ ký thật cũng chẳng có gì bảo đảm và mất lòng tin là mất hết”.


Gương mặt cam chịu của Huyền Như khi được dẫn giải đến tòa

Luật sư khai thác “Sơ hở Quản lý nội bộ Viettinbank”

Trước đó, LS Nguyễn Minh Tâm – Đoàn LS TPHCM, bảo vệ quyền lợi cho Công ty CP chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS) cũng không đồng ý với tư cách tố tụng là “nguyên đơn dân sự”. Đồng thời cho rằng các thủ đoạn gian dối của Huyền Như là lợi dụng sơ hở trong quản lý của lãnh đạo Vietinbank. Việc mở tài khoản của SBBS tại Vietinbank chi nhánh TPHCM là hoàn toàn hợp pháp. Bằng chứng là trong giấy để nghị mở tài khoản ngày 18-5-2011 do đích thân tổng giám đốc SBBS ký, có cả chữ ký của người được ủy quyền và kế toán trưởng. Giấy đề nghị mở tài khoản này được ông Trương Minh Hoàng – đại diện Vietinbank chi nhánh TPHCM phê duyệt, kèm theo chữ ký của giao dịch viên Phạm Thị Tuyết Anh và bị cáo Huyền Như. Do đó, giấy đề nghị mở tài khoản của SBBS là hồ sơ gốc, giấy tờ thật do chính những người có thẩm quyền của Vietinbank lập nên LS Tâm đã cho rằng trong việc chiếm đoạt 210 tỷ đồng của SBBS lỗi vô ý thiếu trách nhiệm của Vietinbank chi nhánh TPHCM đã làm phát sinh trách nhiệm dân sự của Vietinbank và phải bồi thường thiệt hại cho SBBS.

Tuy nhiên, LS Nguyễn Thị Bắc – bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank – trong phần tranh luận đã khẳng định Vietinbank hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong vụ án Huyền Như lừa chiếm đoạt trên 3.900 tỷ đồng của nhiều tổ chức, cá nhân.

Theo LS Bắc, Như đã giả danh, lợi dụng danh nghĩa của Vietinbank và dùng các thủ đoạn gian dối làm con dấu, chữ ký giả cũng như những sơ hở, sai phạm của các tổ chức, cá nhân này để lừa số tiền khổng lồ. Từ đó, vị LS cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng người đúng tội. Các tổ chức, cá nhân bị Như lừa có quyền đòi bị cáo phải bồi thường. Thủ đoạn phạm tội của Huyền Như rất tinh vi và Vietinbank hoàn toàn không chịu trách nhiệm.

QUANG HÀ – MINH NGHĨA

——————————————————-

Công an TP HCM (Thời sự) 18-01-2014:

http://www.congan.com.vn/?catid=681&id=511130&mod=detnews&p=

(505/1.020)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,203