477. Trách nhiệm khi để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động

(TCĐU) – Tập thể, cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào khi để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động trong quá trình vận hành sản xuất?

Để xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động trong quá trình vận hành sản xuất, thì trước hết cần phải xác định nguyên nhân là do sự cố bất khả kháng hay là lỗi của tập thể hay cá nhân và của người lao động hay người sử dụng lao động.

Dù do nguyên nhân nào, thì người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm trong việc xử lý kịp thời và khắc phục hậu quả thiệt hại. Cụ thể theo quy định tại Điều 140 về “Xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp”, Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; thực hiện ngay những biện pháp khắc phục sự cố. Đồng thời, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm thanh toán phần chi phí y tế đối với người lao động xảy ra tai nạn, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động, trong thời gian người lao động nghỉ việc trong thời gian điều trị và bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xảy ra tai nạn lao động do lỗi của người sử dụng lao động như không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn lao động, không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm pháp lý nêu trên, thì họ có thể bị xử phạt hành chính từ 500 ngàn đến 15 triệu đồng theo quy định tại Điều 16 về “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động” và Điều 17 về “Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP  ngày 22-8-2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Ngoài ra, họ còn bị buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị và nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động; buộc thu hồi giấy chứng nhận, vệ sinh lao động;…

Đối với trường hợp để xảy ra cháy nổ, tập thể, cá nhân liên quan còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14-6-2012 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy”. Chẳng hạn nếu có một trong các hành vi như cản trở hoạt động phòng cháy và chữa cháy; không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu; không bảo vệ hiện trường vụ cháy; không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy, thì có thể bị xử phạt từ 5-15 triệu đồng

——————

Tạp chí Đồ uống 14-4-2014:

http://www.vba.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=9643:trach-nhim-khi-xy-ra-chay-n-tai-nn-lao-ng&catid=46:van-hoa-xa-hoi&Itemid=100

(557/557)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,713