481. Năng lực “dọn dẹp” của VAMC?

(DĐDN) –  Mua 3.929 tỷ đồng nợ xấu trong quý I /2014, với giá 3.048 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu là 10.000 tỷ đồng. Tổng cộng, sau 6 tháng kể từ khi mua món nợ đầu tiên, Cty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN (VAMC) đã mua gần 43.000 tỷ đồng nợ xấu, tuy nhiên, VAMC và các ngân hàng mới thu hồi được trên 300 tỷ đồng trong tổng số nợ xấu đã mua. Năng lực “dọn dẹp” nợ xấu của VAMC lúc nãy đã có thể đánh giá…

Cần một gói kích thích kinh tế

PGS TS Trần Hoàng Ngân: 'Kinh tế TP HCM đang phục hồi' - VnExpress Kinh  doanh

TS Trần Hoàng Ngân – Ủy viên UB Kinh tế của Quốc hội

Mặc dù, số nợ xấu VAMC đã mua trong quý I/2014 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra ban đầu là 10.000 tỷ đồng, tuy nhiên, mục tiêu chính của VAMC hiện nay là hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, tách bạch nợ xấu ra khỏi ngân hàng thương mại nên không nhất thiết phải chạy theo các con số. Bởi  tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm gần như không tăng.

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước đến ngày 31/3, tín dụng  tăng 1% so với cuối tháng 2 và tăng 0,01% so với cuối năm 2013. Bên cạnh đó, tổng cầu đang suy giảm, cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Mục tiêu của VAMC là hỗ trợ thanh khoản, trong khi các ngân hàng thương mại đang thừa thanh khoản nên không nhất thiết phải đẩy nhanh tốc độ mua.

Việc VAMC và các ngân hàng mới thu hồi được trên 300 tỷ đồng trong tổng số gần 43.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua dù khá thấp và không đạt được kỳ vọng  nhưng nó  cũng phản ánh đúng thực trạng của thị trường. Các khoản nợ xấu VAMC mua không phải muốn bán là được, cần phải có thời gian do phần lớn nợ xấu nằm ở  lĩnh vực bất động sản. Để VAMC và các ngân hàng thu hồi được nhanh các khoản nợ xấu thì trước hết  thị trường bất động sản ấm lên. Thứ hai là tổng cầu nền kinh tế phải tăng. Hiện nay dù đã qua gần 4 tháng đầu năm nhưng tổng cầu của nền kinh tế khá  yếu. Chỉ số CPI 3 tháng đầu năm chỉ  tăng khoảng 0,8%, lạm, tháng 4 thì gần như không biến động.

Vì vậy, giải pháp then chốt cho bài toán đầu vào và đầu ra đối với VAMC  là phải tăng được tổng cầu của nền kinh tế. Để làm được điều này, thứ nhất, đầu tư công phải được triển khai một cách quyết liệt. Hiện nay trái phiếu chính phủ đã phát hành, tiền đã có nhưng triển khai thực hiện lại chậm; Thứ hai, tôi đã nhiều lần đề xuất – đó là Chính phủ cần nghiên cứu để có một gói kích thích kinh tế thông qua hỗ trợ tổng cầu sức mua, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn. Có như vậy thì nền kinh tế mới có thể sớm hồi phục.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng VAMC sẽ phải tích cực hơn trong việc phối hợp với các ngân hàng thương mại để xử lý các khoản nợ xấu đã mua khi có điều kiện.

Khó tìm được sự thống nhất về giá

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng: Cần phải làm rõ cách tính  phí của các nhà mạng

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch VAMC

Đúng là đến thời điểm này, số nợ đã được VAMC xử lý rất thấp. Hiện VAMC và các ngân hàng mới thu hồi được trên 300 tỷ đồng trong tổng số nợ xấu đã mua.

VAMC chậm bán nợ ra thị trường là do khó xác định được giá bán nợ, vì VAMC đã mua các khoản nợ với giá khá cao (70 – 75% giá trị khoản nợ), trong khi còn nhiều vướng mắc liên quan đến tài sản đảm bảo. Đầu năm 2014, VAMC đã lên kế hoạch thành lập Ban xử lý nợ, thực hiện cơ cấu lại nợ để tạo điều kiện hỗ trợ DN có thể tiếp tục vay vốn mới, lãi suất các khoản nợ xấu đã mua về được định hướng hạ về mặt bằng lãi suất hiện nay

Cho đến thời điểm này, rất nhiều nhà đầu tư muốn mua nợ của VN, song, việc bán nợ không dễ, bởi hai bên khó tìm được tiếng nói thống nhất về giá cả. Bán thì dễ, bán được giá mới khó. VAMC không bán tháo nợ xấu bằng mọi giá. Để giải quyết được đầu ra khoản nợ xấu VAMC đã mua,  theo tôi, điều quan trọng nhất là phải hình thành được thị trường mua bán nợ. Nếu  hình thành thị trường mua, bán nợ và mở cửa cho nước ngoài tham gia, với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, nhà đầu tư ngoại sẽ là những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường VN.

Vướng nhất hiện nay, là chưa có hành lang pháp lý về việc xử lý rõ ràng, cộng với những khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ là rào cản lớn đối với việc hình hành thị trường này. Để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, hiện nay NHNN, Bộ Tư pháp và một số bộ, ngành liên quan đang hoàn thiện các văn bản liên quan đến mua bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trong khi VAMC và NHNN tỏ ra sốt ruột với nợ xấu, thì dường như các bộ, ngành quá cẩn trọng, khiến lộ trình xử lý nợ chậm hơn kỳ vọng.

Trước những khó khăn này, NHNN vừa ban hành Thông tư 04 (có hiệu lực từ 1/6/2014), trong đó quy định VAMC phải công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của VAMC, về các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản, các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản do VAMC xây dựng… Các số liệu thống kê của VAMC phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác.

Cẩn trọng những khối u

LS Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng, Trọng tài viên VIAC

Căn bệnh hình thức đang trở lại với vấn đề này. Rất nhiều ý kiến vẫn né tránh và không dám đi đúng vào thực chất của vấn đề giải quyết nợ xấu. Phải coi nợ xấu là một trọng bệnh của nền kinh tế chứ không đơn giản của mấy “ông” ngân hàng. Liệu đây có phải là ngân hàng đang chuyển các “khối u” sang nền kinh tế để rồi tất cả cùng chịu chung một căn bệnh sẽ ăn sâu hơn vào cơ thể?

Cần xác định các khoản nợ là những sản phẩm ế ẩm, mất giá. Bài học về thoái vốn vẫn đang hiện hữu. Vừa muốn thoái vốn lại không muốn chịu lỗ thì làm sao có thể thoái vốn được. Ở đây rõ ràng đã xác định là nợ xấu rồi thì cần phải biết sản phẩm là hàng xuống cấp.

Mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn vào thực trạng của nền kinh tế đang rất khó khăn, các khoản nợ đang trông chờ rất lớn vào khách hàng bên ngoài. Vậy thì, chúng ta phải đưa ra cơ chế và giá cả đúng mực để họ mua sản phẩm.

Với vấn đề xử lí nợ xấu nói chung và VAMC nói riêng thì cần có một cách làm tổng thể hơn. Để khắc phục được câu chuyện chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ khác thì phải giải quyết dứt điểm được các khoản nợ. Ngoài chuyện phải định giá đúng giá trị sản phẩm để bán được, không loại trừ khả năng nhiều khoản nợ cần được chuyển trở lại các ngân hàng để các ngân cùng tính toán lại và đưa ra giải pháp tối ưu.

Thực tế, hầu hết các khoản nợ lớn được nhận tài sản bảo đảm bằng các dự án bất động sản. Chủ dự án là khách nợ không có tiền để tiếp tục triển khai, còn chủ nợ là ngân hàng thì không dám bỏ thêm vốn cho vay, đồng thời cũng không có chuyên môn để tiếp quản dự án. Để dự án dang dở thì giá rẻ cũng khó tìm được người mua. Cách tốt nhất là các bên phải cùng ngồi lại với nhau để có phương án hoàn thiện dự án thì mới thoái được vốn. Còn không thì phải bán lại cho khách hàng có chuyên môn trong lĩnh vực bất động sản để họ tạo ra giá trị cho sản phẩm.

Nếu không làm quyết liệt và thực chất, để lại phải xử lý theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP, những khoản nợ không bán được sẽ quay về với ngân hàng trong 5 năm. Lúc này, căn bệnh ung thư sẽ thực sự phát, nguy cơ là vô phương cứu chữa.

Để các ngân hàng tự giải quyết

Bà Victoria Kwakwa được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á Thái  Bình Dương | Sự kiện

Victorya Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại VN

Việc giải quyết nợ xấu là vấn đề quan trọng, bản thân các ngân hàng phải dùng tiền của mình để mua trái phiếu chứ không cho vay, bởi vì họ sợ sẽ tiếp tục gặp nợ xấu nữa. Rõ ràng, những vấn đề này phải được giải quyết với phương án đáng tin cậy, để khôi phục lại vai trò trung gian dẫn vốn của các định chế tài chính.

Chúng tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, chi tiết hơn về công việc hiện nay của VAMC xem họ xử lý các khoản nợ xấu sau khi họ mua về như thế nào? Chất lượng giải quyết nợ xấu đó ra sao? Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch về hoạt động của VAMC, chỉ biết rằng VAMC mua một số nợ xấu khá lớn từ các ngân hàng thương mại, nhưng cụ thể xử lý thế nào ít người biết. Chính vì vậy, khó có thể biết được việc giải quyết đó có thực sự hiệu quả hay không .

Có thể nói, việc nợ xấu đã được lấy ra khỏi sổ sách của các ngân hàng thương mại, sẽ giúp họ có nhiều không gian để “thở” hơn, đồng thời có thể tiếp cận được thêm các nguồn vốn hay thanh khoản trên thị trường. Việc tăng cường sự minh bạch của chính hoạt động VAMC cũng như tăng cường năng lực cho VAMC là vô cùng quan trọng để cơ quan này có thể đảm nhiệm vai trò cực kỳ khó khăn của mình. Đây cũng là điều quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tuy nhiên, với những diễn biến hiện tại, việc xử lý nợ xấu có thể sẽ dài hơn dự tính.

Ở các nước, để nợ xấu trong ngân hàng xử lý được thì đòi hỏi các cơ quan chức năng không được dung nạp các cách thức né tránh, trích lập dự phòng nợ xấu của các ngân hàng. Cách thứ 2 là lấy nợ xấu khỏi ngân hàng và để tổ chức khác xử lý, giống như VAMC. Theo quan điểm của các chuyên gia WB, VN cần phải kiên quyết loại bỏ “nút thắt cổ chai” nợ xấu nếu muốn tái cơ cấu các ngân hàng một cách toàn diện và NHNN phải rất nghiêm khắc với việc né tránh nợ xấu hay báo cáo nợ xấu không đầy đủ từ các ngân hàng thương mại. Nếu lựa chọn, VN nên lựa chọn phương án để các ngân hàng tự giải quyết nhưng nhà nước phải có chính sách quản lý quyết liệt.

NHNN phải rất nghiêm khắc với việc né tránh nợ xấu hay báo cáo nợ xấu không đầy đủ từ các ngân hàng thương mại.

P.Nam, P.Hà, B.Tú, T.Anh thực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Tọa đàm) 16-4-2014:

http://dddn.com.vn/toa-dam/nang-luc-don-dep-cua-vamc–2014041504072163.htm

(486/2.051)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,585