485. Áp lực trả nợ công

(DĐDN) – Theo báo cáo về chỉ tiêu giám sát nợ công, tổng dư nợ theo Luật Quản lý nợ công đến 31/12/2012 của VN là 1.642.916 tỷ đồng, bằng 55,7% GDP, tăng 250.896 tỷ đồng so với năm 2011. Tình trạng nợ công tăng, trong khi hiệu quả đầu tư chưa cao, tốc độ tăng trưởng GDP và nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng chưa tương ứng đã và đang tạo ra áp lực rất lớn lên ngân sách về nghĩa vụ trả nợ.

Tạo điều kiện cho DN tư nhân

Ông Cao Sĩ Kiêm: 'Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết'

TS Cao Sĩ Kiêm – Ủy viên UB Kinh tế của Quốc hội

Việc không thống nhất khi đưa ra con số nợ công của VN trong thời gian vừa qua có thể là do phương pháp tính. Chẳng hạn nếu không tính bảo lãnh nợ của DN quốc doanh thì chắc chắn sẽ cho ra con số khác. Ở nhiều nước, người ta coi việc công khai nợ công là rất bình thường, thậm chí họ thông báo trên bảng điện tử nơi công cộng hàng ngày hàng giờ tăng giảm ra sao. Vì vậy cần phải có sự thống nhất trong cách tính để đưa ra một con số chính xác, minh bạch. Nợ công là con số thực, có phần đóng góp của dân để trả nợ, rất cần công khai cụ thể để dân giám sát.

Tôi cho rằng mức nợ công hiện nay vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên  con số 55,7% GDP không quá quan trọng mà điều cần bàn là nền kinh tế của chúng ta phải đạt tốc độ tăng trưởng phải ở mức nào, hiệu quả ra sao trong thời gian tới  để  tương xứng với mức độ trả nợ theo niên hạn cũng như giảm dần nợ công?.

Với cách đặt vấn đề như vậy thì rõ ràng khả năng trả nợ và tích lũy của VN hiện đang rất khó khăn. Bội chi lớn trong khi đó nguồn thu của chúng ta phụ thuộc kế hoạch “ăn đong” hằng năm, không vững chắc, ổn định, tính không hiệu quả và đầu tư dàn trải… đang là nhưng thách thức lớn.

Để giám áp lực nợ công, tôi cho rằng, bên cạnh việc công khai chính xác thực trạng, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu đầu tư công, DN Nhà nước và thị trường tài chính. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần quyết liệt hơn để kéo giảm chi phí công, như: tiết giảm chi tiêu công với khối cơ quan Nhà nước; tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất theo chiều sâu đối với khối DN sản xuất…

Về lâu dài, phải tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào những ngành không cần thiết có vai trò chủ đạo của Nhà nước, như vậy mới giảm dần thâm hụt và tiến tới cân bằng ngân sách.

Tác động không thuận chiều

Ông Vương Đình Huệ trong mắt đồng nghiệp, học trò như thế nào? | Xã hội |  TriThucCuocSong.vn

Ông Ngô Thế Chi – Giám đốc Học viện Tài chính

Với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của VN sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư. Vay hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.

Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư từ nay đến năm 2030 như đường sắt cao tốc Bắc – Nam (56 tỉ USD), xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)… Trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công, điều này có thể thấy nợ công của VN sẽ gia tăng mỗi ngày.

Vấn đề đặt ra là Chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều. Một số vấn đề Chính phủ cần phải xem xét các giải pháp trước những rủi ro của nợ công trong bối cảnh hiện nay, đó là: Cần tính toán tỷ lệ nợ công cần nhất quán theo thông lệ quốc tế, tăng cường tính kỷ luật ngân sách đồng thời giúp việc quản lý nợ công đảm bảo tính chính xác, đồng bộ. Đồng thời, kiểm soát, xử lý các dự án đầu tư công kém hiệu quả: Phân cấp đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải bằng vốn ngân sách trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề như hiện nay, đặc biệt là các dự án có tính chất thương mại như điện, xi măng do các DNNN đảm nhận; Tiếp tục rà soát, cắt giảm chi thường xuyên trong đó cần tinh gọn bộ máy hành chính trên cơ sở có lộ trình từ các biện pháp tiết kiệm đến tinh giản biên chế. Và cần có sự giám sát chặt chẽ các khoản chi từ Trung ương cho địa phương, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả ngay từ khâu kiểm tra, đánh giá dự án.

Tôn trọng quy luật vay trả

LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

Nợ công của VN những năm gần đây đang tăng nhanh hơn tăng trưởng. Cứ đà này thì ngưỡng 65% mà Quốc hội phê duyệt chắc chắn sẽ bị vượt trong những năm tới.

Nợ công nhìn ở góc độ trả nợ càng đáng lo ngại hơn. Vay nợ đương nhiên phải tính đến chuyện trả nợ. Một DN có thể vay tới 300% vốn điều lệ vẫn không đáng ngại, nếu DN đó có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và có phương án cũng như đang thực hiện trả nợ theo đúng kế hoạch đã định. Ngược lại, DN khác không thể vay thêm một đồng vốn nào hoặc không nên vay vì hiệu quả sản xuất kinh doanh không có.

Nhìn ở một quốc gia cũng không khác mấy. Giữa vay và trả nợ của chúng ta đang có vấn đề. Trong kế hoạch trả nợ của chúng ta năm 2014 là 208.883 tỉ đồng, nhưng dự kiến tổng thu ngân sách được duyệt theo dự toán cũng chỉ khoảng hơn 780.000 tỉ đồng.

Tăng nợ công – nhất là đối với nền kinh tế đang phát triển như chúng ta là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, các khoản vay cần phục vụ mục tiêu đầu tư để tiền đẻ ra tiền chứ không vay tiền để chi tiêu thường xuyên.

Mặc khác, Chính phủ cũng cần phải thật công khai minh bạch và thống nhất trong cách tính nợ cộng. Mỗi cơ quan đưa ra một con số thì người dân sẽ nghi ngờ không biết đâu là con số thực.

Nợ công là vấn đề chung của cả quốc gia nên cần có sự thống nhất và đồng thuận của cả cộng đồng. Từ việc nên vay bao nhiêu, để phục vụ những mục đích gì, kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn ra sao…? Tất cả đều phải rõ ràng và minh bạch, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia ở Châu Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công như thời gian vừa qua.

Rút DNNN trong đầu tư công

Ông Saseendran puthoor – Chuyên gia tài chính Cty Alliance mineral Vietnam

Với những số liệu chính thức, nợ công VN chưa tới mức quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bao gồm nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh và nợ đọng trong xây dựng cơ bản thì nợ công VN có thể cao nếu so với ngưỡng an toàn mà các tổ chức quốc tế như WB, IMF khuyến cáo là 60 – 65%.

Nếu so với các nước trên thế giới, nhiều nước còn cao hơn VN, chẳng hạn Nhật Bản có tỷ lệ nợ công/GDP khoảng 233,1%, tổng nợ chính phủ: 13,7 nghìn tỷ USD. Tương tự, Bồ Đào Nha, Italia, Singapore, Pháp… cũng đều có tỉ lệ nợ công cao hơn GDP. Tuy nhiên, các nước này lại có mức chi tiêu rất hợp lý và hiệu quả. Tuy nợ nhiều nhưng kinh tế Nhật Bản vẫn phát triển, phần lớn nhờ tỷ lệ thất nghiệp thấp và trái phiếu chính phủ chủ yếu do các chủ nợ trong nước nắm giữ (95%) chỉ có 5% là do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ.

VN cần phải có mục tiêu trung hạn rõ ràng cụ thể, tuân thủ kỷ luật ngân sách, phối hợp với các chính sách khác như chính sách tín dụng, tiền tệ, tỷ giá để đảm bảo kiểm soát việc tăng bội chi ổn định và giảm dần bội chi ngân sách những năm tiếp theo ngay khi tình hinh kinh tế đi vào ổn định.

Để đảm bảo nợ công được giải quyết triệt để, cần giảm dần tỉ trọng DNNN giảm dần thông qua việc cổ phần hóa, nợ công khu vực DNNN nếu không tính vào nợ công thì phải được phân tích cụ thể, đầy đủ… Ngoài ra, việc phân cấp đầu tư công cần được kiểm tra, rà soát thường xuyên và loại những dự án kém hiệu quả, sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng chỗ… Hiện nay, xu thế trên thế giới là rút dần các DNNN trong các lĩnh vực đầu tư công, cơ sở hạ tầng… hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, sáng tạo, phát triển bền vững.

Các khoản vay cần phục vụ mục tiêu đầu tư để tiền đẻ ra tiền chứ không vay tiền để chi tiêu thường xuyên.

P.Nam, P.Hà, B.Tú, T.Anh thực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Toạ đàm) 24-4-2014:

http://dddn.com.vn/toa-dam/ap-luc-tra-no-cong-20140423025340995.htm

(368/1.717)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,585