049. Nhà đầu tư ngoại “thâm nhập” ngân hàng nội- Không nên quá kỳ vọng

(HP) – Theo Giám đốc Khu vực Châu Á của ngân hàng Societe Generale của Pháp vừa mua 15% cổ phần của SeABank cho biết, lý do mà họ trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng SeABank là vì đây là thời điểm thích hợp nhất để mua cổ phần khi các cổ phiếu bị đẩy xuống đúng với giá trị thực của nó.

Thực ra, chiến lược “thâm nhập” các ngân hàng nội luôn được phía nước ngoài quan tâm. Việc “mở cửa” trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những vấn đề đàm phán gay go trong các hội nghị thương thao khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc “thâm nhập” diễn ra vào thời điểm nào được các ngân hàng, tập đoàn tài chính ngoại tính toán rất kỹ. Tiến trình trở thành cổ đông đối tác chiến lược của các ngân hàng nội được diễn ra sôi động hơn trong năm nay, khi giá cổ phiếu của các ngân hàng được đánh giá là xuống “đến đáy”. Một loạt các ngân hàng, tập đoàn nước ngoài mua được cổ phần của các ngân hàng nội. Đó là các ngân hàng và tập đoàn SMBC, VOF, MAE và OVEBF nắm giữ 25% cổ phần của Eximbank; HSBC nắm giữ 20% vốn điều lệ của Techcombank; OCBC nắm giữ 15% vốn điều lệ của VPBank… Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả cổ đông nước ngoài hiện hữu và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt qúa 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng nội bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhằm có thêm vốn để nâng cao năng lực hoạt động, được tiếp nhận những kinh nghiệm quản lý cũng như các chương trình hỗ trợ toàn diện về quản trị điều hành, tổ chức hoạt động phát triển hệ thống các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro.

Tuy nhiên, các ngân hàng nội không nên quá kỳ vọng vào các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, bởi lẽ, một trong các nguyên tắc hoạt động, đầu tư cao nhất của đối tác nước ngoài vẫn là lợi nhuận. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nguyên là Trưởng ban pháp chế của một số ngân hàng lớn, nếu có cơ hội, khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được nới rộng hơn, họ không ngại ngần “thôn tính” ngân hàng hoặc trong trường hợp đạt đến mức lợi nhuận kỳ vọng và không thể phát triển thêm, họ cũng sẵn sàng rút vốn hoặc bán lại phần vốn của mình cho đối tác khác sau khi đã tuân thủ thời hạn trong hợp đồng. Mặt khác, không thể trông chờ ngân hàng ngoại nào cũng sẵn sàng hỗ trợ những kinh nghiệm quản lý của họ. Có những ngân hàng ngoại coi đó là bí mật nghiệp vụ và chỉ hỗ trợ trong một chừng mực nhất định. Như vậy, vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng nội, không phải là vốn mà chính là các biện pháp tự nâng cao năng lực hoạt động như cơ cấu lại nghiệp vụ, hiện đại và hợp lý hóa công nghệ, cân đối lại mạng lưới chi nhánh, sáp nhập các ngân hàng nhỏ… để hình thành tập đoàn chính mạnh. Đó mới là bước phát triển bền vững của các ngân hàng nội.

Minh Châu

————-

Báo Hải Phòng ngày 25/08/2008

(121/639)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,838