493. Vụ án ‘bầu’ Kiên: Ngân hàng ACB ‘dự tòa’ với tư cách nào?

(ST) – “Ngân hàng ACB cũng không hề có văn bản yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại trong vụ án này. Vì vậy, ACB không thể là Nguyên đơn dân sự”, luật sư Trương Thanh Đức, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng ACB cho biết.

Luật sư Trương Thanh Đức

Liên quan đến việc đảm bảo quyền và lợi ích của ngân hàng ACB trong vụ ‘đại án’ kinh tế ‘bầu’ Kiên, Thời báo Đông Nam Á đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng ACB.

PV: Thưa luật sư, theo thông tin báo chí, trong “trong phần thủ tục, TAND Hà Nội chưa “đặt tên” tư cách của ACB trong vụ án này, chỉ cho biết “sẽ được xác định trong phần thẩm vấn”. Đến thời điểm hiện tại, tư cách của ngân hàng ACB được xác định là gì?

Trong vụ án này, Tòa tạm xác định tư cách tham gia của ngân hàng ACB là nguyên đơn dân sự, nhưng ngân hàng ACB không thừa nhận tư cách này vì thiếu cả 2 điều kiện cần và đủ. Mặc dù không thừa nhận tư cách là “nguyên đơn dân sự” theo như Tòa tạm xác định nhưng ngân hàng ACB vẫn tham gia tố tụng. Việc tham gia tố tụng sẽ ở một tư cách khác và trong mối quan hệ khác.

 PV: Luật sư có thể đưa ra những căn cứ nào để ngân hàng ACB không thừa nhận tư cách tham dự là ‘nguyên đơn dân sự’?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 52 về “Nguyên đơn dân sự”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Nguyên đơn dân sự là phải có 2 điều kiện cần và đủ.

Thứ nhất, phải là “cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra” và thứ hai là “có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Theo hồ sơ vụ án cũng như các Công văn của ACB gửi các cơ quan tiến hành tố tụng, thì đến nay ACB chưa hề có thiệt hại. Cụ thể, đối với số tiền 718,908 tỷ đồng gửi tại VietinBank thì ACB đang yêu cầu VietinBank hoàn trả. Sự việc đến nay chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, do đó chưa thể xác định ACB bị thiệt hại số tiền này (Công văn số 1820/CV-BTGĐ.14 ngày 18-3-2014 của ACB về “Trách nhiệm của Ngân hàng Công thương đối với số tiền 718,908 tỷ đồng trong Vụ án Nguyễn Đức Kiên”). Đối với số tiền 687.723.784.540 đồng liên quan đến việc đầu tư cổ phiếu, thì ACB khẳng định họ hoàn toàn không bị thiệt hại (Công văn số 9166/CV-BTGĐ.13 ngày 07-11-2013 của ACB V/v “Đề nghị xem xét vụ việc liên quan đến ACBS trong vụ án Nguyễn Đức Kiên”).

Đồng thời, ngân hàng ACB cũng không hề có văn bản yêu cầu các bị cáo bồi thường thiệt hại trong vụ án này. Vì vậy, ACB không thể là Nguyên đơn dân sự.

PV: Việc tham gia tố tụng của ngân hàng ACB trong ‘đại án’ kinh tế lần này sẽ ở một tư cách khác và trong mối quan hệ khác. Vậy luật sư có thể cho biết: Tư cách tham gia mà ngân hàng ACB đề nghị là gì? và mối quan hệ khác ở đây là như thế nào?

Trong các vụ án kinh tế như thế này, muốn kết tội được các bị cáo, thì buộc phải có thiệt hại về vật chất và theo đó phải có cá nhân, pháp nhân bị thiệt hại. Nhưng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì chỉ cá nhân mới được gọi là Người bị hại, còn pháp nhân thì chỉ được gọi là Nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, trong vụ án này, ACB không có đủ điều kiện luật định để tham gia tố tụng với tư cách là Nguyên đơn dân sự.

Vì vậy, ACB chỉ có thể là một trong 2 đối tượng sau; Thứ nhất, là Người có quyến lợi, nghĩa vụ liên quan. Thứ hai là Nguyên đơn dân sự trong mối quan hệ đòi VietinBank bồi thường thiệt hại, tức là với điều kiện bắt buộc VietinBank phải là Bị đơn dân sự. Trong trường hợp thứ nhất, thì chính VietinBank mới là Nguyên đơn dân sự thay thế ACB, vì bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Trong trường hợp thứ hai thì không nên giải quyết mối quan hệ này trong Vụ án hình sự, mà cần xét xử trong một vụ án dấn sự khác. Đó chính là vụ án dân sự mà các nhân viên ACB đã khởi kiện VietinBank đòi trả lại tiền gửi, đang chờ xét xử.

Theo cáo trạng, 6 nguyên cán bộ ngân hàng ACB bao gồm: Phạm Trung Cang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng ACB); Huỳnh Quang Tuấn, (thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB); Trần Xuân Giá, (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, (đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải, (nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Xin cảm ơn luật sư một lần nữa!

Kiều Hoa

——————

Seatimes (Góc Luật sư) 05-5-2014:

http://seatimes.com.vn/vu-an-bau-kien-ngan-hang-acb-du-toa-voi-tu-cach-nao-0190961.html

(968/968)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,585