511. Trăn trở của luật sư về hệ thống pháp luật Việt Nam

Luật sư Trương Thanh Đức.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn, chiều 11/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc về việc Bộ Tư pháp cho hay có tới hơn 310 văn bản vừa bị phát hiện vi phạm pháp luật.

Về việc có tới 310 văn bản vi phạm pháp luật, chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ quan điểm: “ Liệu đã gây hậu quả gì chưa, nếu người ta căn cứ vào đó mà thực hiện thì gay go rồi. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, Bộ Tư pháp cần tìm cách giải quyết”.

Tại kỳ họp, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cũng thể hiện sự quan ngại về việc nhiều chủ thể được ban hành văn bản dẫn đến hệ thống pháp luật Việt Nam “phức tạp nhất thế giới”.

Trao đối với phóng viên Thời báo Đông Nam Á, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng chia sẻ những trăn trở của mình về hệ thống pháp luật ở Việt Nam.

Luật sư Đức nhận định: “Nếu không có kiến thức nhất định về pháp luật, thì thật khó kiểm soát tốt công việc của mình, khó có thể thoát khỏi những “cái bẫy” được vô tình hay cố ý tạo ra. Đặc biệt là trong lúc luật pháp còn tranh tối, tranh sáng; tốt xấu còn “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay, thì ranh giới của pháp luật nhiều khi trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp”.

Cũng theo luật sư Đức: “Có hai dạng vi phạm pháp luật mà các nhà quản lý thường mắc phải: Biết và không biết là vi phạm. Biết mà vẫn phải vi phạm thì quả là điều đau đớn. Không biết mà vi phạm thì thật là oan uổng. Xã hội càng văn minh, thì càng phải biết nhiều và tuân theo luật pháp. Không bao giờ trở lại cái thời “không biết không có tội”.

Sau nhiều năm ra sức tạo dựng môi trường pháp lý thông thoáng, thế nhưng kết cục lại có thêm quá nhiều rào cản cấm đoán và hạn chế kinh doanh. Cần khắc phục tình trạng xây dựng pháp luật kinh doanh vẫn tái diễn: Không quản được thì cấm và hạn chế. Và những rào cản này ngày càng khó thay đổi, vì không còn ở tầm thấp của thông tư như trước kia, mà đều nằm trong các nghị định và luật, tức là đã chuyển từ các giấy phép “con” thành các giấy phép “to”, đúng với hình thức yêu cầu của luật”.

Đối với các doanh nghiệp, luật sư Đức cho rằng: “Điều cần nhất trong bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp, không phải là được tuyên truyền, đào tạo, phổ biến pháp luật, mà là ở chỗ, không biết phải ứng xử với pháp luật thế nào trước những vướng mắc thực tế.

Về nguyên tắc, khi cùng một vấn đề có những quy định khác nhau thì ưu tiên quy định của văn bản có hiệu lực cao hơn. Nhưng cứ hành động như thế, thì lại là mạo hiểm, vì sẽ khó được cơ quan công quyền giải quyết công việc, thậm chí không bao giờ được chấp nhận”.

Bởi vậy, “Luật phải tạo ra hành lang pháp lý để các doanh nghiệp, người kinh doanh thực thi chứ không nên đặt ra những yêu cầu viển vông, xa vời, chỉ áp dụng với một vài doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng đa số “phạm luật” do các quy định thiếu thực tế”.

Cuối cùng, luật sư Đức nhận định: “Luật pháp điều chỉnh cuộc sống ví như luật chơi điều khiển cuộc chơi, nếu cứ bị thay đổi liên tục, thì người chơi ắt tối tăm mặt mũi và không tài nào tránh được việc phạm luật”.

My Ly

——————

Seatimes (Góc Luật sư) 12-6-2014:

http://seatimes.com.vn/tran-tro-cua-luat-su-ve-he-thong-phap-luat-viet-nam-n92315.html

(557/736)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,232