514. Hạn chế giao dịch tiền mặt bằng thu phí: Kế sách có khả thi?

(DĐDN) –  Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định phí dịch vụ tiền mặt. Mặc dù mới chỉ trong giai đoạn lấy ý kiến, nhưng dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Tác động Hai chiều

Luật sư Trương Thanh Đức: 'Có nhiều quy định rất ngớ ngẩn mà không biết bao  giờ mới sửa'

LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

Xét về mặt quản lý nhà nước và ngân hàng nhà nước thì mục đích hạn chế giao dịch tiền mặt thể hiện rất rõ. Trước đây chỉ rút tiền mới phải nộp phí, còn nay nộp tiền cũng mất phí. Điều này chắc chắn sẽ khiến khách hàng lựa chọn chuyển khoản để đỡ mất phí. Cho dù, mức phí buộc phải ấn định công khai có nhỏ đến mấy thì với những giao dịch lớn và thường xuyên, giá trị cũng là đáng kể.Dự thảo thông tư quy định về phí dịch vụ tiền mặt sẽ có tác động hai mặt. Theo quy định tại dự thảo, tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức phí nộp tiền mặt khách hàng của mình nhưng không vượt quá 0,03% tổng giá trị tiền mặt nộp và phải niêm yết công khai. Còn mức phí rút tiền mặt, tổ chức tín dụng được quyền ấn định đối với khách hàng không vượt quá 0,05% tổng giá trị tiền mặt rút.

Điều này còn có tác động bắc cầu, đối với các giao dịch của ngân hàng nhà nước bắt buộc phải thu phí thì các ngân hàng thương mại họ sẽ chả dại gì chịu mức phí đó mà chuyển cho khách hàng. Khi khách hàng buộc phải chịu phí rút tiền thì họ cũng sẽ chuyển sang chuyển khoản để hạn chế chi phí.

Tuy nhiên, đứng ở góc độ khác với những giao dịch nhỏ thì khách hàng không thể lựa chọn chuyển khoản. Với mức phí 0,03% nhiều giao dịch có thể chỉ là vài đồng. Trong khi đó, phí chuyển khoản tối thiểu cùng phải vài chục ngàn. Thực tế này khiến những giao dịch thương mại thường ngày của người dân hoặc giao dịch có giá trị không lớn sẽ ngày càng bị đẩy xa khỏi các dịch vụ của ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chỉ quan tâm tới mục tiêu kinh doanh nên họ sẽ cố gắng thu càng nhiều phí càng tốt.  Tuy nhiên, khi ngân hàng thương mại tiến hành thu cả phí nộp tiền thì nguy cơ khách hàng không sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nhiều giao dịch là hiện hữu. Như vậy, mục tiêu hạn chế dùng tiền mặt của thông tư sẽ không đạt được.

Cần có lộ trình

chính sách công\

PGS. TS Phạm Quý Thọ – Chủ nhiệm khoa Chính sách công, Học viện chính sách và phát triển (Bộ KH&ĐT)

Vì sao tôi nói như vậy, vì hiện nay các giao dịch trong nền kinh tế phần lớn sử dụng tiền mặt, nếu không áp dụng thì nhà nước sẽ không kiểm soát được luồng tiền đi đâu, đến đâu, tiền trong xã hội… hệ lụy rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Khi đó, sẽ rất khó có giải pháp tối ưu để giải quyết. Bên cạnh đó, ngoài lý do phát triển kinh tế còn lý do an ninh tài chính, chẳng hạn, hiện nay giao dịch tiểu ngạch với Trung Quốc phần lớn là sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt cũng hạn chế được tham nhũng kinh tế.Trong bối cảnh VN hiện nay vẫn còn là nước có tỷ lệ sử dụng tiền mặt khá cao, việc đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế giao dịch tiền mặt, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là điều cần làm. Tuy nhiên, ở thời điểm này chưa thực sự khả thi với nền kinh tế VN, nó chỉ mang tính tham khảo.

Tuy nhiên, trong xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm, nếu thu phí giao dịch tiền mặt, người dân sẽ “ngại” gửi tiền mà sẽ mua ngoại tệ, vàng… để tích trữ để đề phòng rủi ro, chờ cơ hội. Điều này sẽ gây lãng phí rất lớn cho xã hội và không huy động được nguồn lực trong dân và gây rối loạn nền kinh tế.

Sỡ dĩ ở các nước người dân không sử dụng tiền mặt có nhiều lý do, đó là hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, có nhiều kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Trong khi ở VN chủ yếu giao dịch tiền mặt qua kênh ngân hàng, ATM… và  không có nhiều kênh để người dân lựa chọn. Nên nhớ, thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được đẩy nhanh khi các kênh thanh toán qua ngân hàng phát triển đồng bộ, an toàn…

Tôi cho rằng, cần một thời gian nữa và có lộ trình thì việc áp dụng giải pháp này mới khả thi. Và điều quan trọng là cần nhiều biện pháp cho từng đối tượng là cá nhân, là DN nhỏ hay DN lớn. Đối tượng điều chỉnh phải là những đối tượng có tài khoản và có lượng tiền đáng kể…

Khó khả thi

TS Cao Sĩ Kiêm: Có khả năng giảm lạm phát về 6% trong năm nay

TS. Cao Sĩ Kiêm – Ủy Viên UB Kinh tế của Quốc hội

Nếu các nước phát triển có tới 80-90% giao dịch qua tài khoản thì VN lại ngược lại, chủ yếu vẫn là giao dịch tiền mặt. Bởi hiện tại hạ tầng dịch vụ của VN còn hạn chế, thu nhập của người dân còn thấp.  Mặt khác, hiện nay, kênh thương mại hiện đại mới chiếm khoảng 20% nên người dân buộc phải thanh toán mua hàng bằng tiền mặt. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn.Việc quy định cụ thể phí dịch vụ tiền mặt nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại VN, điều này là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên xét đầy đủ các điều kiện, nếu  áp dụng vào thực tiễn VN hiện nay là khó khả thi.

Trong bối cảnh đó, việc thu phí giao dịch tiền mặt sẽ tạo hiệu ứng ngược chiều. Thu phí nhằm hạn chế giao dịch tiền mặt hướng khách hàng đến giao dịch qua tài khoản, giao dịch điện tử… Tuy nhiên, hệ thống giao dịch này hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập. Bởi vậy trước khi siết chặt vấn đề thu phí giao dịch tiền mặt thì cần phải cần nâng cao hệ thống giao dịch khác như giao dịch điện tử, chuyển khoản…

Theo số liệu công bố đến quý I/2014, chỉ riêng số dư của 48 triệu tài khoản thanh toán của chủ thẻ tại các ngân hàng đã lên tới trên 116.428 tỷ đồng. Nguồn vốn này là đáng kể để các ngân hàng khai thác, đầu tư vào nền kinh tế, đặc biệt là góp phần giúp họ kê các cân đối trong an toàn hoạt động. Như trên, nếu đánh phí cả hai chiều nộp và rút, nếu một bộ phận nguồn lực này rời bỏ, ảnh hưởng đầu tiên sẽ là các ngân hàng thương mại.

Một điểm nữa cũng cần xem xét. Ngoài việc các nhà băng không dùng quyền được áp phí như nêu trên, nếu buộc phải thu phí, không loại trừ khả năng họ vẫn có thể “lách” bằng cách bù chéo phí cho khách hàng qua nâng lãi suất cho số dư tiền gửi trên tài khoản đó. Và nếu tình huống này xảy ra, chính sách thu phí trở nên vô nghĩa.

Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu

Hàng loạt lãnh đạo được tái bổ nhiệm - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Ông Nguyễn Đồng Tiến – Phó Thống đốc NHNN

Mục tiêu của việc thu phí nộp tiền mặt là để hạn chế tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến sử dụng tiền mặt và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Bên cạnh đó, còn có thể có nhiều tác động tích cực đến quá trình chống rửa tiền, minh bạch trong chi tiêu, đầu tư của các tổ chức, DN. Tuy nhiên, thực hiện trong hoàn cảnh VN như thế nào, lộ trình ra sao chúng tôi đang có nghiên cứu. Quan điểm của chúng tôi đã đề cập rõ trong Dự thảo, đó là:Trước đây, NHNN từng có thông tư quy định mức phí 0%-0,05% cho mỗi lần rút tiền mặt nhưng quá trình thực hiện các ngân hàng áp dụng mức phí khác nhau và thấp hơn so với phí chuyển khoản hoặc không thu phí. Vì vậy chưa có ảnh hưởng nhiều đến việc khách hàng lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thay cho việc sử dụng tiền mặt để thanh toán.

Lấy mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt làm cơ sở cho việc điều chỉnh giảm mức phí (thanh toán điện tử liên ngân hàng-TTĐTLNH) của NHNN, qua đó tác động kéo giảm mặt bằng thu phí của  các ngân hàng đối với khách hàng và khuyến khích khách hàng giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Cách thu và mức thu phí dịch vụ thanh toán hướng tới phù hợp với nhu cầu thị trường, khuyến khích sử dụng chứng từ điện tử trong thanh toán, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống TTĐTLNH nhưng phải đảm bảo điều tiết hài hòa giữa các kênh thanh toán và cân đối mục tiêu bù đắp một phần chi phí.

Kế thừa những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của Quyết định 50. Biểu phí rõ ràng, dễ áp dụng, hướng tới phù hợp với thông lệ quốc tế về việc thu phí đối với các hệ thống thanh toán do NHNN quản lý và vận hành.

Box: Nếu buộc phải thu phí, không loại trừ khả năng ngân hàng vẫn có thể “lách” bằng cách bù chéo phí cho khách hàng qua nâng lãi suất cho số dư tiền gửi trên tài khoản đó.

B.Tú, P.Nam, T.Anh,
P.Hà
 thực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Toạ đàm) 18-6-2014:

http://dddn.com.vn/toa-dam/han-che-giao-dich-tien-mat-bang-thu-phi-ke-sach-co-kha-thi-20140618105628281.htm

(412/1.731)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,232