522. Lo ngại đô la hóa tăng trở lại?

(DĐDN) – Với mức tăng 10% trong 6 tháng đầu năm 2014, nhiều quan điểm cho rằng, tín dụng ngoại tệ đã tăng mạnh trở lại sau hai năm liền tăng trưởng âm là dấu hiệu bất thường, đi ngược định hướng của cơ quan quản lý, đe dọa thanh khoản ngoại tệ của hệ thống. Đặc biệt, nếu tình trạng này còn tiếp diễn, nguy cơ đô la hóa nền kinh tế sẽ tăng trở lại.

Manh nha phá vỡ mục tiêu chống đô la hóa

Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến nghỉ hưu

Ông Nguyễn Đồng Tiến – Phó Thống đốc NHNN

Theo tôi, ngay từ đầu năm, việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN không làm DN bất ngờ vì NHNN đã công khai biên độ điều chỉnh tỷ giá sẽ không quá 2%. Mặt khác, theo thông lệ hàng năm, vào thời điểm trước tết hoặc giữa năm, tỷ giá thường có những thay đổi về cung cầu nên cả cơ quan quản lý và DN cũng đã tiên lượng được điều này; Các NHTM – đối tượng được đánh giá là chịu ảnh hưởng nhiều do họ đã bán ngoại tệ cho NHNN, thậm chí có NHTM ở trạng thái âm, cũng khẳng định hoạt động kinh doanh ngoại tệ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá vẫn diễn ra bình thường.Có thể nói, thời gian qua NHNN đã thực hiện tốt các biện pháp chống đô la hóa nền kinh tế thông qua Thông tư 37 bằng việc hạn chế cho vay ngoại tệ đối với các DN không có nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, với việc dư nợ ngoại tệ tăng lên 10% trong 6 tháng đầu năm cũng manh nha phá vỡ mục tiêu chống đô la hóa của NHNN. Vì vậy, diễn biến của việc cho vay ngoại tệ tăng nhanh cũng khiến cơ quan quản lý Nhà nước rất thận trọng. Nhưng để giảm đô la hóa bằng cách đẩy lãi suất tiền đồng xuống thấp hơn nữa, để khi lãi suất VND và USD tiệm cận nhau thì không còn nhu cầu vay mượn ngoại tệ, rõ ràng là điều không dễ dàng.

Để giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, chủ trương của NHNN không khuyến khích người dân gửi USD và NHNN sẽ điều hành theo hướng chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Theo đó, lãi suất huy động USD đã được hạ xuống mức thấp hơn tiền gửi bằng VND rất nhiều. Tuy nhiên, do USD vẫn có vị thế là ngoại tệ mạnh, khả năng thanh toán rộng nên tạo ra tâm lý kỳ vọng đồng USD sẽ luôn tăng giá.

Lộ trình chống đô la hóa sẽ kéo dài đến năm 2020, nhưng hiện Chính phủ đã thực hiện thông qua việc tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ và đưa ra danh mục không được phép cho vay ngoại tệ, giảm lãi suất huy động tiền gửi bằng ngoại tệ đối với cá nhân và DN. Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2017 – 2018 sẽ không còn tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ trong hệ thống NHTM

Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính

TS Lê Xuân Nghĩa: Ngân hàng không thể tùy tiện vác tiền gửi của dân đi

TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia

Hiện nay dù tín dụng ngoại tệ tăng mạnh, nhưng tỷ trọng cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng chỉ chiếm 12 – 13%, nên dù có tăng 10% thì tín dụng ngoại tệ vẫn chưa phải là vấn đề cấp thiết. Do vậy, nguy cơ ngân hàng chạy theo cho vay ngoại tệ để xảy ra rủi ro thanh khoản là khó xảy ra, bởi bản thân các ngân hàng tự biết bảo vệ mình.Trong bối cảnh tín dụng tiền đồng không tăng thì tín dụng ngoại tệ tăng là dấu hiệu đáng mừng, bởi hiện nay, kinh tế vẫn phục hồi rất chật vật. Còn vấn đề thanh khoản ngoại tệ không đáng ngại, vì các ngân hàng đang duy trì trạng thái ngoại tệ âm – nghĩa là các ngân hàng thương mại đã chủ động duy trì trạng thái ngoại tệ thấp hơn mức cho phép của NHNN. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng không lo ngại về việc thiếu ngoại tệ trong tương lai, không cần cất trữ, để dành.

Từ những thực tế này đã khiến NHNN đang quyết liệt thực hiện chủ trương chống đô la hóa, thu hẹp đối tượng vay USD, chuyển mạnh quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ…, nên việc tăng mạnh tín dụng ngoại tệ không phải là điều dễ thực hiện.

Tuy nhiên ngay từ đầu năm 2014, ngày 2/1/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Cũng trong Nghị quyết này, Chính phủ nhấn mạnh vai trò của NHNN trong việc quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô la hóa, có các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng như hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp trên trước hết hệ thống các hệ thống tổ chức tín dụng cần phải “sống khỏe” trước. Do vậy, trong thời gian tới NHNN nên tiếp tục đẩy mạnh quá trình cơ cấu các ngân hàng yếu kém, xử lý dứt điểm nợ xấu, tránh tình trạng nợ xấu bùng phát, gây mất an toàn hệ thống.

Xóa bỏ đầu cơ ngoại tệ là không khả thi

Ls Trương Thanh Đức: 'Bộ Công Thương đã tư duy sai khi dự thảo Thông tư xác  định xuất xứ hàng Việt'

LS Trương Thanh Đức – Chủ tịch CLB Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Trọng tài viên VIAC:

Để đi tìm căn nguyên, chúng ta có thể bắt đầu từ việc các DN trong nước vay ngoại tệ hiện nay đang áp dụng theo Thông tư 37/2012 của NHNN có hiệu lực từ 01/1/2013. Theo đó, các DN hầu như chỉ có thể vay để trả nợ những khoản mà họ phải nhập khẩu hàng hóa, thiết bị từ nước ngoài. Khi thu tiền về thì DN phải bán lại cho ngân hàng. Do đó, theo tôi, dự nợ ngoại tệ 6 tháng qua tăng có thể chủ yếu từ khu vực DN FDI.Việc trong 6 tháng qua dư nợ ngoại tệ đã tăng mạnh gần 10% so với cuối năm 2013, trong khi huy động giảm khoảng 4 – 5% là vấn đề đáng để xem xét. Thực tế thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chính sách với mục tiêu siết chặt cho vay ngoại tệ đối với các DN. Về lý thuyết dự nợ ngoại tệ phải giảm xuống, nhưng nó lại tăng thì cần phải làm rõ để tìm căn nguyên.

Còn lý do huy động ngoại tệ giảm 4 – 5% dễ giải thích hơn. Từ việc lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng giảm, khiến người dân cảm thấy gửi tiền không mang lại nhiều lợi ích nên đã giữ lại để làm nhiều việc khác; Mặc dù, việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do đang bị cấm và xử phạt khá nặng, nhưng với nhiều người phải đi công tác hoặc du lịch vẫn phải tìm đến thị trường tự do. Khi đã mua bán khó thì họ sẽ giữ lại sau mỗi lần đi nước ngoài về và không muốn bán ra. Điều này cũng dang tạo ra một tiền lệ không tốt và không đúng mục tiêu quản lí của NHNN.

Ngoài hai lí do trên, việc vay ngoại tệ kinh doanh, đầu cơ trong giai đoạn tỷ giá có những biến động như vừa qua để kiếm lời là chuyện có thể tính đến. Thực tế thời gian qua đã chứng minh, vào các thời điểm có sự biến động về tỷ giá, việc vay ngoại tệ nhiều hơn và gửi vào ngân hàng ít đi cũng thường xảy ra.

Để xóa bỏ ngay tất cả các hoạt động găm giữ ngoại tệ, hay đầu cơ ngoại tệ để kiếm lời là việc làm không khả thi. Nhưng để nhìn vào những hiện tượng trên để nói nguy cơ đô la hóa thị trường tiền tệ thì chưa đến mức đáng lo ngại. Quan trọng nhất là phải hiểu về nó và ứng xử với nó một cách công khai minh bạch, không thiên vị, không lợi ích nhóm.

Cẩn trọng nguồn vốn ngoại

AK Saseendran (@saseendran_ak) / Twitter

Ông Saseendran PuthoorChuyên gia tài chính Cty Alliance mineral Vietnam:

Thực tế, thời gian qua, do ảnh hưởng của lạm phát, sức mua của tiền VN đồng giảm nên việc người dân, DN tìm tới USD để dự trữ và sử dụng cũng là điều dễ hiểu, hơn nữa lợi ích nắm giữ giữa đồng nội tệ  và USD chưa được cân bằng. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng ngoại tệ tăng? Tuy nhiên, ở VN, ngoại tệ không được công nhận chính thức trong giao dịch, nên vấn đề “đô la hóa” vẫn đang được Nhà nước kiểm soát một cách chặt chẽ, thành thử cũng không nên quá lo lắng tình trạng này. Tuy nhiên, tôi cũng xin lưu ý, VN đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, việc thu hút đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa… mỗi năm hàng trăm tỉ USD nên việc xử lý một nguồn vốn ngoại tệ lớn như vậy cần chắc chắn và linh hoạt, bởi đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn tình trạng “đô la hóa” đang ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển.Tình trạng tín dụng ngoại tệ tăng trong khi tín dụng nội tệ không tăng thì việc các chuyên gia lo ngại về “đô la hóa” nền kinh tế  trở lại là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, USD là một đồng tiền có tính ổn định cao, được lưu hành trên toàn thế giới nên nhiều người dân, đặc biệt là các DN thường có nhu cầu nắm giữ ngoại tệ để phục vụ nhu cầu mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế.

Không chỉ riêng VN lo ngại tình trạng “đô la hóa” nền kinh tế mà ở nhiều nước trong khu vực, để tình trạng này không diễn ra, người ta cũng đưa  ra nhiều giải pháp ngăn chặn, chẳng hạn ở Thái Lan, việc cấm giao dịch, thanh toán bằng ngoài tệ được Chính phủ thực hiện rất nghiêm  túc, việc giao dịch USD chỉ được ở một số cửa hãng miễn thuế nhưng phải niêm yết bằng nội tệ. Hay như ở Philipines, tất cả các giao dịch ngoại hối đều được kiểm soát. Ngân hàng trung ương nước này yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại phải báo cáo thường xuyên các hoạt động liên quan tới ngoại hối, nhất là các báo cáo về tài chính ở các chi nhánh, các ngân hàng có các Cty ngoại hối cho ngân hàng trung ương chi tiết các giao dịch mua bán ngoại hối…

NHNN sẽ điều hành theo hướng chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang quan hệ mua bán ngoại tệ.

P.Hà, T.Anh,
B.Tú
 thực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Toạ đàm) 09-7-2014:

http://dddn.com.vn/toa-dam/lo-ngai-do-la-hoa-tang-tro-lai–20140708042930111.htm

(490/2.005)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,248