528. Bơ vơ như Bitcoin

(KTSG) – Thị trường đến nay vẫn không hết thắc mắc khi có hai người bị bắt vì được cho là liên quan đến Bitcoin vào tháng trước nhưng sau đó một sàn giao dịch Bitcoin vẫn ra đời và hoạt động! Đến giờ phút này, Bitcoin vẫn lơ lửng như đứa con hoang vô thừa nhận.

Tại Việt Nam, Bitcoin vẫn như đứa con hoang vô thừa nhận.

Không nơi thừa nhận

Những ngày này, sau khi sàn giao dịch Bitcoin do Công ty TNHH Bitcoin Việt Nam tại TPHCM tuyên bố mở cửa hoạt động và nhận một số đăng ký giao dịch đầu tiên thì cơ quan quản lý và thị trường chia thành ba “phe”. Một nhóm nói đại ý là không biết cụ thể Bitcoin là cái gì nên không quan tâm. Đơn vị thứ hai, cơ quan quản lý và điều hành thị trường tiền tệ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì khẳng định trên trang web của mình: “Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng đồng tiền ảo này làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng”.

Đơn vị thứ ba, Bộ Công Thương – có trách nhiệm quản lý thị trường hàng hóa (bao gồm các sàn giao dịch hàng hóa) và thương mại điện tử cũng tuyên bố Bitcoin không phải hàng hóa nên “không thuộc đối tượng điều chỉnh” của cơ quan này.

Ở một số nước, Bitcoin được gán chức năng thanh toán và ở một số quốc gia nó đã được thừa nhận là đồng tiền ảo trên môi trường Internet. Sau một thời gian xuất hiện trong cộng đồng công nghệ như một sản phẩm của công nghệ cao và thuật toán, nó đã được giới tài chính, đầu cơ sử dụng và đang được hiểu với quy ước là tiền.

Nhưng ở Việt Nam, pháp luật chưa có quy định Bitcoin là gì, tiền cũng không, hàng cũng không! Và trước các tuyên bố lơ lửng của cơ quan quản lý thì những người quan tâm và liên quan đến đồng tiền này cũng lơ lửng theo. Trang web của Công ty TNHH Bitcoin Việt Nam cũng tuyên bố sàn giao dịch không chịu sự quản lý và không cần đăng ký với NHNN do Bitcoin không được công nhận là tiền tệ tại Việt Nam, đồng thời không chịu sự quản lý của Bộ Công Thương do Bitcoin không phải là hàng hóa.

Nguyễn Trần Bảo Phương, Giám đốc Công ty TNHH VBTC Việt Nam, đơn vị đang vận hành sàn giao dịch Bitcoin cho biết: “So với các phương tiện thanh toán điện tử khác đang hoạt động và không bị cấm như ví điện tử, Vcoin, Zing xu, Paypal, thẻ tín dụng… đã có thì Bitcoin có nhiều ưu điểm hơn để trở thành công cụ giao dịch của tương lai. Do đó, chúng tôi muốn có hành lang pháp lý rõ ràng để hoạt động công khai minh bạch.

Trao đổi với một số chuyên gia về thương mại điện tử và thanh toán, chúng tôi nhận thấy câu hỏi mấu chốt họ muốn cơ quan chức năng làm rõ là Bitcoin được coi là tiền hay hàng, phạm vi hoạt động của nó thuộc lĩnh vực gì, ngành gì, ai quản lý.

Luật cần bắt kịp sự phát triển của công nghệ

Bitcoin tuy đã nổi đình đám từ cách đây hai năm trên Internet nhưng còn quá mới với cơ quan quản lý Việt Nam. Hiển nhiên những sản phẩm mới lạ, sinh ra nhờ công nghệ cao và sự lớn lên của môi trường Internet thì không thể chờ luật có sẵn, mà luật phải bắt kịp và trám những lỗ hổng cuộc sống tạo ra.

LS. Trương Thanh Đức cho biết, trường hợp Bitcoin làm ông liên hệ đến khái niệm “hợp đồng trao đổi” trong Bộ luật Dân sự. Đó là hoạt động trao đổi ngang giá trị, không phải hoạt động mua bán bằng tiền nhưng có chức năng thanh toán của tiền trong phạm vi cá biệt, ví dụ, nhà đổi nhà, hàng đổi hàng, hay một vật được một nhóm người quy ước gán cho nó một giá trị và dùng để trao đổi trong phạm vi nhóm người đó thì vẫn được chấp nhận. Nhưng ở đây, Bitcoin có chức năng mua hàng của đồng tiền nhưng lại nằm ngoài sự phát hành và giám sát của bất kỳ ngân hàng trung ương nào. Nó cũng không giao dịch trong phạm vi nhất định mà ở phạm vi không biên giới.

“Cùng đồng tiền đó, nước này thừa nhận nước khác thì không. Giống như cuộc tranh luận về vàng trước đây: vàng là tiền hay hàng”, ông Đức nói. “Trước vấn đề mới, xã hội còn nhiều dấu hỏi thì các cơ quan quản lý nên có những nghiên cứu nghiêm túc thay vì ngay lập tức cấm đoán một cách cảm tính. Các bên, NHNN, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý liên quan đến Bitcoin nên ngồi lại với nhau, trao đổi và làm rõ về công cụ này”.

Một quan điểm pháp lý không được trả lời. Nếu để Bitcoin như vậy, có chuyện xảy ra với người dân, sẽ lại có bắt bớ? Những án lệ không báo trước như vậy ảnh hưởng xấu với môi trường kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp nói chung, ông Đức nói với TBKTSG.

Hồng Phúc

——————

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Chứng khoản) 24-7-2014:

http://www.thesaigontimes.vn/117917/Bo-vo-nhu-Bitcoin.html

(286/990)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,616