532. Ngày thứ 9 xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên: Các luật sư tiếp tục tranh tụng

(ĐCS)Ngày 29/5, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm về các tội danh “Kinh doanh trái phép”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế”.

Đúng 8h30, phiên tòa bắt đầu làm việc, tiếp tục với phần tranh luận khá sôi nổi của các luật sư.

Bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ, luật sư Phùng Anh Tuấn cho rằng: Bị cáo Lê Vũ Kỳ không phạm tội cố ý làm trái, bởi Kỳ không có vai trò quyết định trong việc thực hiện hợp đồng ACB bán cổ phiếu cho các đối tác. Kể cả nếu Kỳ có vai trò thì việc ký kết hợp đồng cũng không vi phạm pháp luật, bởi hợp đồng không gây thiệt hại cho bên nào cả. Vì vậy, cáo buộc đối với Lê Vũ Kỳ là suy diễn, đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Lê Vũ Kỳ không có tội.

 Luật sư Kiều Vũ Thu Uyên

Tham gia bào chữa cho bị cáo Phạm Trung Cang, luật sư Kiều Vũ Thu Uyên cho rằng, ACB hợp tác mua bán cổ phiếu là không sai pháp luật, đồng thời cũng không liên quan đến Phạm Trung Cang, bởi bị cáo không có hành vi nào liên quan đến việc mua bán cổ phiếu của ACB.

Luật sư Vũ Xuân Nam tranh luận, nhấn mạnh việc Huyền Như và nhân viên VietinBank đã tự ý chuyển số tiền trên vào tài khoản tiết kiệm, tạo điều kiện để sau đó Huyền Như chiếm đoạt. VietinBank đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của một ngân hàng, nên phải chịu trách nhiệm khi để mất tiền. Bên cạnh đó, việc ACB bán trái phiếu, cổ phiếu là quyết định thuần túy kinh tế, có sự mất mát là do quy luật rủi ro của nền kinh tế thị trường.

 Luật sư Nguyễn Thị Bắc.

Tham gia tranh luận tại tòa, luật sư Trương Thanh Đức (đại diện cho Ngân hàng ACB) cho rằng: ACB không phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án. Đối với khoản tiền 718 tỷ thiệt hại do ủy thác gửi tiền, ACB đang đề nghị VietinBank bồi hoàn. Trong vụ án này, Hội đồng Quản trị (HĐQT) của ACB chỉ ra nghị quyết mua cổ phiếu có giá tốt, tính thanh khoản cao. ACB không thiệt hại 687 tỷ đồng, không yêu cầu bồi thường khoản này. Việc ACB ủy thác nhân viên gửi tiền là không phạm luật. Việc Huyền Như chiếm đoạt tiền của nhân viên ACB thuộc về trách nhiệm của VietinBank. VietinBank phải trả lại tiền cho ACB, vì tiền đã vào ngân hàng này hợp pháp, hợp lệ và đã được VietinBank sử dụng.

Trong phần tranh tụng của mình, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, VietinkBank làm việc sơ hở, yếu kém, có sai sót nguy hiểm, nghiêm trọng và có tính hệ thống, nên không thể chối bỏ trách nhiệm. ACB hoàn toàn có quyền yêu cầu VietinBank trả lại 718 tỷ đồng, thậm chí có quyền khởi kiện VietinBank ra tòa.

Đại diện cho VietinBank, luật sư Nguyễn Như Thái Dũng trình bày quan điểm của mình. Đồng tình với cáo trạng của Viện Kiểm sát, luật sư cho rằng, việc mất 718 tỷ đồng do lỗi của ACB đã tạo điều kiện cho Huyền Như chiếm đoạt, bởi thời điểm xảy ra vụ việc không có quy định về việc ủy thác cho cá nhân gửi tiền, nhưng HĐQT ACB đã quyết định cho nhân viên ủy thác gửi tiền, trong khi các nhân viên này cũng chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc quản lý tài khoản. Đối với VietinBank là đơn vị cung cấp dịch vụ ngân hàng, đã thực hiện mọi thủ tục đúng pháp luật. Huỳnh Thị Huyền Như với ý thức chiếm đoạt tiền ngay từ đầu, đã dùng thủ đoạn để dẫn dắt các nhân viên ACB đến gửi tiền với các khoản lãi suất vượt trần rồi chiếm đoạt. VietinBank không hề biết, không hưởng lợi lộc gì. Thiệt hại của ACB là do chính ACB gây ra. VietinBank không liên quan, nên không phải chịu trách nhiệm.

 Luật sư Ngô Huy Ngọc

Cũng đại diện cho VietinBank, luật sư Lê Hồng Nguyên phát biểu cho rằng: Xuyên suốt trong vụ án này, đã nhiều lần ACB gửi công văn đến cơ quan chức năng, yêu cầu giải quyết số tiền 718 tỷ đồng trong vụ án Huyền Như. Vì vậy, có căn cứ để xác định vai trò nguyên đơn của ACB. Đồng thời, hành vi của Huyền Như là lừa đảo, chiếm đoạt, thuộc phạm vi của Luật Hình sự, không thể áp dụng Luật Dân sự để giải quyết. Số tiền ACB bị mất là do thủ đoạn gian dối của Huyền Như. Vì vậy, VietinBank không phải chịu trách nhiệm.

Hai đại diện khác của VietinBank, luật sư Nguyễn Thị Bắc và Đốc Ngọc Quang cũng cho rằng, nhân viên ACB đã không thực hiện đúng, đủ các quy định về gửi tiền. VietinkBank không biết nguồn tiền là từ ACB, không biết về việc có lãi suất vượt trần. Hoạt động ủy thác nói trên cũng vi phạm pháp luật. Về trách nhiệm với khoản tiền 718 tỷ đồng, đó là quan hệ hình sự giữa một bên là nạn nhân và bên kia là đối tượng lừa đảo, nên ACB phải đòi Huyền Như, VietinBank hoàn toàn vô can trong chuyện này.

Tin, ảnh: Đào Nguyên Lan

————————————

Báo điện tử Đảng Cộng sản (Pháp luật) 29-5-2014:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30089&cn_id=655019

(202/992)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,794