534. Xin cho con nuôi, coi chừng phạm pháp!

(PNPL) – Quyền được nuôi con nuôi là một trong những quyền nhân thân đã được thừa nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Nếu như hai bên xin cho con nuôi tự nguyện trao tặng cho nhau một khoản tiền bồi dưỡng, hỗ trợ, cám ơn đúng nghĩa thì là hoàn toàn bình thường, hợp lý. Tuy nhiên, nếu như dùng tiền bạc mang tính chất mặc cả như điều kiện đổi chác, mua bán, thì cả hai bên đã vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc nghiêm cấm việc mua bán trẻ em và có thể phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trong trường hợp tự nguyện xin, cho con nuôi qua mạng, người xin con nuôi có thể phải chịu hậu quả nếu đứa trẻ đã bị bệnh lây nhiễm nguy hiểm hay mắc bệnh hiểm nghèo. Nếu không làm đầy đủ các thủ tục pháp lý theo luật định thì người nhận con nuôi có thể không được pháp nhận thừa nhận, có thể bị bố hoặc mẹ đứa trẻ đòi lại con, thậm chí bị tố cáo là bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em.

Nếu như bà mẹ rao cho con, nhận tiền hỗ trợ rồi trốn tránh thực hiện lời hứa cho con thì có thể bị coi là lừa đảo nếu có thủ đoạn gian dối. Theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Hình sự năm 1999, nếu nạn nhân bị lừa từ 2 triệu đồng trở lên thì có thể tố giác người nhận tiền phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kể cả trường hợp không thể hiện rõ thủ đoạn gian dối, thì người nhận tiền sẽ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 của Bộ luật Hình sụ, nếu như giá trị tài sản chiếm đoạt là từ 4 triệu đồng trở lên.

Người cho con nuôi cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc có hay không mang lại lợi ích tốt đẹp hơn cho đứa con mà mình buộc phải dứt bỏ tình máu mủ ruột già. Đừng để phải hối tiếc, ân hận khi không có cơ sở để bảo đảm rằng con mình sẽ không bị lợi dụng để lấy bộ phận cơ thể, làm công cụ để lợi dụng ăn xin, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, sử dụng vào mục đích mại dâm hoặc vì mục đích trục lợi, vô nhân đạo khác.

Người xin con nuôi phải tuân thủ các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đứa trẻ và phải đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

——————

Phụ nữ & pháp luật (Phụ san Báo Pháp luật & Xã hội) 31-7-2014:

(550/550)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,759