536. Xét xử bầu Kiên Đấu lý trách nhiệm về số tiền 718 tỷ đồng “siêu lừa” Huyền Như chiếm đoạt

(MTG) – Tại buổi tranh tụng tại phiên tòa xét xử bầu Kiên sáng nay, các luật sư đại diện cho hai ngân hàng ACB và VietinBank đã đấu lý nhau về trách nhiệm của VietinBank với số tiền 718 tỷ đồng của ACB bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

“Siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như.

ACB từ chối vai trò nguyên đơn dân sự

Sáng nay, ngày 29.5, tại buổi làm việc của ngày xét xứ thứ 9 vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) cùng các đồng phạm, luật sư đại diện cho Ngân hàng ACB, ông Trương Thanh Đức cho rằng cáo trạng kết luận ACB là nguyên đơn dân sự trong vụ án là vi phạm pháp luật. Không thể bắt ACB cứ phải ngồi vào “ghế” của người bị thiệt hại.

Trình bày tranh luận tại tòa, luật sư Trương Anh Đức, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng ACB dẫn cáo trạng cho rằng, ACB bị thiệt hại hơn 1.400 tỷ đồng. Vì vậy mà đã truy tố hàng loạt nguyên lãnh đạo ACB và ACB là nguyên đơn dân sự của vụ án.

Luật sư Trương Anh Đức.

Theo ông Đức, ACB tham dự phiên tòa không phải là nguyên đơn dân sự, ACB chưa thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Đối với số tiền 718 tỷ, ACB đang khởi kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả. ACB cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tư cách nguyên đơn đối với một pháp nhân, có phải là nguyên đơn hay không thì phải có ý chí, và thiệt hại của chủ thể khách quan. Từ phân tích này ông Đức cho rằng, Ngân hàng ACB chưa hội đủ yếu tố là nguyên đơn dân sự.

Với số tiền thiệt hại 687 tỷ đầu tư cổ phiếu, việc này ACB và công ty chứng khoán ACBS có văn bản có ý kiến ACBS không đầu tư vào cổ phiếu ACB. Như vậy ACBS không mua trực tiếp ACB mà hợp tác với ACI và ACI HN nên họ mới chịu trách nhiệm.

Ông Đức bác bỏ kết luận cho rằng ACB bị thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng như cáo trạng đã nêu. “ACB cũng không yêu cầu ai bồi thường thiệt hại. Pháp luật không thể bắt ACB phải bị thiệt hại và phải yêu cầu bồi thường”, Luật sư Đức khẳng định.

Về số tiền 718 tỷ đồng, đó là nhận định không đúng pháp luật, không đúng căn cứ. ACB không làm trái pháp luật vì NHNN chưa có hướng dẫn ủy thác. Ông Đức cho rằng Ngân hàng Vietinbank có trách nhiệm trả 718 tỷ cho ACB vì tiền đã được gửi vào hệ thống ngân hàng Vietinbank. Luật sư Đức dẫn chứng: “Tại công văn số 2614 của Tổng giám đốc Vietinbank nêu, số dư tài khoản của nhân viên ACB tại ngân hàng Vietinbank không bị phong tỏa, số tiền tiếp tục sinh lãi. Nên số tiền ày là hợp pháp đối với pháp luật. Việc Huyền Như nhận tiền là đưa về cho Vietinbank. Tiền gửi chỉ mất khi rút khỏi Vietinbank”. 

Cũng theo ông Đức, tại Công văn số 2642 của Vietinbank báo cáo nội dung kiến nghị về vụ xử Huyền Như, cho thấy, sau khi sự việc xảy ra, Vietinbank đã rà soát lại số tiền gửi. Kết quả không thấy có bất kỳ rủi ro nào, ngoại trừ trường hợp thỏa thuận ngoài hợp đồng với Huyền Như.

Việc gửi tiền vào Vietinbank không sai, không sơ hở, không để tội phạm lợi dụng. Chỉ có sơ hở duy nhất là Huyền Như đã đánh tráo hợp đồng. Điều này thống nhất với lời khai của Huyền Như tại tòa. Ông Đức dẫn lại lời Huyền Như: “Thực tâm lúc đầu tôi không có ý định dùng tiền này vào mục đích cá nhân, nhưng vào giữa năm 2011, do áp lực nợ nần nên phải nghĩ cách chiếm đoạt và sử dụng số tiền này”.

Luật sư Đức dẫn lời đại diện Vietinbank trả lời tại Tòa, cũng cho rằng, quy trình ký hợp đồng là hợp lệ, ngoại trừ điều không có trong hợp đồng (thỏa thuận lãi suất). Mọi sự chỉ phát sinh sau khi tiền đã vào tài khoản của Vietinbank.

Việc trách nhiệm của chủ tài khoản, theo văn bản pháp luật, tổ chức hoạch toán theo dõi theo giấy báo dư tài khoản. Như vậy họ có trách nhiệm hoạch toán, theo dõi số dư để sử dụng tiền của mình đang gửi ngân hàng.

Vietinbank phải trả lại tiền cho ACB vì đã nhận tiền gửi, đã hoạch toán, sử dụng tiền gửi… như đối với nhiều khách hàng khác. “Vietinbank đã chủ quan, dễ dãi để tội phạm có thể rút tiền ngon lành tiền của khách hàng”, ông Đức nói.

Ông Đức tiếp tục nhấn mạnh: Việc mất tiền của Vietinbank là do Huyền Như lừa đảo rút tiền, và Vietinbank lấy tiền của ACB để đắp vào.

Kết luận và kiến nghị, luật sư Đức cho rằng, ACB có căn cứ pháp lý không có thiệt hại, xác định ACB là nguyên đơn dân sự là vi phạm pháp luật. ACB không yêu cầu các bị cáo trong vụ án này bồi thương thiệt hại.

ACB không tuân thủ pháp luật

Luật sư Thái Dũng, đại diện Ngân hàng Vietinbank tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Ngân hàng Vietinbank đáp lại lời của luật sư Đức. Theo luật sư Dũng: “Hậu quả thiệt hại của ACB là từ chủ trương ủy thác gửi tiền mà ra”.

Luật sư Thái Dũng.

Ông Dũng nói, việc xem xét, đánh giá chứng cứ thuộc HĐXX, tuy nhiên cần phải đánh giá toàn diện để đánh giá đúng bản chất vụ án và những người có nghĩa vụ liên quan. “Các luật sư bảo vệ các bị cáo về tội Cố ý làm trái đang cố bóc tách sự việc dẫn tới sự việc bị hiểu sai.”

Theo luật sư Thái Dũng, việc ACB yêu cầu xem xét trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền 718 tỷ đồng là không có căn cứ. Số tiền 718 tỷ thiệt hại của Ngân hàng ACB là lỗi của Ngân hàng ACB vì chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền đã tạo cơ hội cho Huyền Như lừa đảo. ACB đã không tuân thủ pháp luật về quy định ủy thác gửi tiền. Thời điểm đó không có hướng dẫn nào về hoạt động này. Số tiền này ACB chưa kịp thu hồi nên đã bị Huyền Như đã chiếm đoạt mất.

Ông cũng khẳng định việc thỏa thuận gửi tiền vượt trần của nhân viên ACB với Huyền Như là trái với quy định. Dẫn hàng loạt văn bản pháp luật, ông Dũng nói, người gửi tiền phải có trách nhiệm trực tiếp đến làm thủ tục; Chủ tài khoản phải tự hoạch toán số dư tài khoản, chịu trách nhiệm về sự thay đổi số dư.

Nhân viên ACB không nhận các thẻ tiết kiệm theo quy định ủy thác gửi tiền, phó mặc cho Huyền Như giữ thẻ tiết kiệm, không có ý kiến với Vietinbank với sự thay đổi tài khoản. Đây là cơ hội để Huyền Như chiếm đoạt tiền.

Cũng theo luật sư Dũng, việc khách hàng sở hữu thẻ gửi tiền thì mới là bằng chứng việc gửi tiền đã thành công.

Như vậy xuất phát từ chủ trương gửi tiền ủy thác, là gửi tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác trong đó có việc mang thẻ gửi tiền về cho ACB (các nhân viên ACB không mang về) đã tạo điều kiện cho Huyền Như. Đối với việc gửi tiền trên mức lãi suất quy định, và hưởng hoa hồng… các khoản tiền trên do nhân viên đề nghị với Huyền Như. Cá nhân người thỏa thuận với Huyền Như cũng đã được chuyển vào tài khoản riêng số tiền hoa hồng 3,7 tỷ đồng. “Số tiền này là Như lấy tiền cá nhân. Đây là chiêu trò dẫn dụ của Huyền Như đối với nhân viên ACB để chiếm đoạt”.

Cũng theo luật sư Dũng, Vietinbank không biết Huyền Như chiếm đoạt. Việc ACB đưa ra yêu cầu về số tiền 718 là không có căn cứ, Vietinbank không có lỗi với số tiền này nên không có trách nhiệm.

Luật sư Lê Hồng Nguyên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Vietinbank bổ sung, việc Huyền Như đưa ra lãi suất vượt trần là “cái bẫy” để nhân viên ACB rơi vào. Phân tích hành vi của Huyền Như, ông Nguyên nói, Huyền Như làm ăn thua lỗ nhưng không có hành vi nào để rút tiền của Ngân hàng Vietinbank. Tuy nhiên, sau khi làm việc với Huỳnh Thị Bảo Ngọc (nhân viên ACB trực tiếp đi thỏa thuận gửi tiền), phát hiện ra lỗ hổng, sai phạm nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt.

Ông Nguyên cho rằng, Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt là lợi dụng “màu áo” của Vietinbank để chiếm đoạt tài sản của ACB. Vietinbank không có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho ACB. Vietinbank hoàn toàn không có liên quan đến hành vi Cố ý làm trái của các bị cáo tại phiên tòa này.

Nam Phong

————————————

Một thế giới (Tiêu điểm) 29-5-2014:

http://motthegioi.vn/tieu-diem/dau-ly-trach-nhiem-ve-so-tien-718-ty-dong-sieu-lua-huyen-nhu-chiem-doat-74693.html

(840/1.617)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,232