538. Vụ án bầu Kiên: Hội đồng xét xử liên tục ngắt lời luật sư

(VQ) – Sáng 29-5, luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên – Bầu Kiên) nhiều lần bị Hội đồng xét xử ngắt lời khi bào chữa. Tòa yêu cầu luật sư dừng lại bởi “tòa đã hiểu ý luật sư rồi”.

Tin mới nhất trên tở Tuổi Tre cho hay. Trong ngày làm việc thứ 9 phiên xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên (nguyên chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB) và đồng phạm, các luật sư tiếp tục trình bày bài bào chữa cho các bị cáo. Tuy nhiên, bài bào chữa của các luật sư liên tục bị HĐXX ngắt nửa chừng với điệp khúc: yêu cầu luật sư dừng lại…

Luật sư Kiều Vũ Thị Uyên bào chữa cho bị cáo cho bị cáo Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn    

Trong phiên tòa này, có tổng cộng 22 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và 6 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Trình bày bài bào chữa cho các bị cáo, đa số các luật sư đều kiến nghị HĐXX tuyên các bị cáo không phạm tội.

Trước đó, ngày 28-5, nhiều luật sư khi đang bào chữa thì bị chủ tọa yêu cầu ngồi xuống, để ngày mai (tức hôm nay 29-5) trình bày tiếp. Các luật này đã xin HĐXX cho trình bày xong bài bào chữa nhưng vị chủ tọa vẫn yêu cầu luật sư để mai trình bày và ưu tiên cho các luật sư khác chưa được nói.

Trong khi các luật sư trình bày, HĐXX cũng liên tục ngắt lời và yêu cầu đừng nói trùng lặp ý với các luật sư khác đã phát biểu. Một số luật sư đang trình bày bài bào chữa thì HĐXX ngắt lời và hỏi luật sư: “Bài bào chữa còn dài nữa không, nếu dài thì để HĐXX nghỉ giải lao 10 phút”.

Sáng 29-5, khi luật sư Vũ Xuân Nam (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên) đang trình bày bài bào chữa, vị chủ tọa nhiều lần ngắt lời luật sư Nam và nói: “Tòa yêu cầu luật sư dừng lại, tóm lại tòa đã hiểu ý luật sư rồi”.

Luật sư Vũ Xuân Nam: “Tôi xin, tôi xin HĐXX…”

HĐXX: “Tòa hiểu rồi, ý luật sư là…”

Luật sư Nam: “Tôi rất muốn trình bày rõ vấn đề này, về việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền….”.

HĐXX lại yêu cầu luật sư Nam ngồi xuống và không phải trình bày thêm nữa.

khi luật sư Trương Thanh Đức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng ACB đang trình bày bài bảo vệ thì vị chủ tọa cũng ngắt lời và hỏi: “Bài bào chữa của luật sư còn dài không?”.

Luật sư Đức: “Còn một câu nữa là đến kết luận và kiến nghị thôi, xin HĐXX cho tôi được trình bày”.

Nhưng khi luật sư Đức vừa trình bày thêm được vài câu thì HĐXX ngắt lời và tuyên bố nghỉ giải lao 10 phút. Sau khi giải lao xong, HĐXX lại mời… luật sư khác trình bày.

Tin nhanh trên báo điện tử Infonet nêu quan điểm luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ quyền và lợi ích của Ngân hàng ACB (ACB) cho rằng: “Ngân hàng ACB không phải là nguyên đơn dân sự trong vụ án này, vì chúng tôi khẳng định không thiệt hại 688 tỷ đồng. Còn về khoản 718 tỷ đồng Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tại Vietinbank bị Huyền Như chiếm đoạt chúng tôi đang khởi kiện”.

Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ quyền và lợi ích của Ngân hàng ACB.

Theo luật sư Đức, Cty TNHH chứng khoán ACB (ACBS) không đầu tư vào cổ phiếu ACB, cuộc họp giao ban của HĐQT chỉ bàn về việc đầu tư vào cổ phiếu. ACB không yêu cầu ai phải bồi thường thiệt hại 688 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu này, pháp luật không thể cứ bắt ACB phải nhận thiệt hại và nhận bồi thường. Đối với việc xác định ACB thiệt hại 718 tỷ đồng, luật sư cho rằng ACB không làm trái quy định ủy thác, gửi tiền, không dính dáng, liên quan gì đến quyết định 742 mà Viện kiểm sát viện dẫn để quy kết sai phạm xảy ra ở ACB.

Luật sư Đức cho rằng, Ngân hàng Vietinbank phải trả lại số tiền 718 tỷ đồng (Huyền Như – cán bộ ngân hàng Vietinbank đã chiếm đoạt) cho ACB. Trong các tài liệu cho thấy số tiền của ACB được gửi vào Vietinbank với 32 hợp đồng tiền gửi là cụ thể, thật 100% chứ không phải hợp đồng nguyên tắc.

Giao dịch giữa nhân viên Ngân hàng ACB và Ngân hàng Vietinbank là có thật, tiền thật, gửi thật, đương nhiên ngân hàng Vietinbank phải trả lại tiền, có nhận có trả, không phải vì lý do sai sót này khác mà chối bỏ trách nhiệm. Việc gửi tiền vào Vietinbank của nhân viên ACB không sai, không sơ hở.

Các lời khai của Huyền Như tại tòa thật về nội dung và hình thức, chỉ giả về bản chất cho thấy chị ta chiếm đoạt số tiền của nhân viên Ngân hàng ACB. Đại diện Vietinbank tại tòa cũng cho thấy, quy trình ký 32 hồ sơ là hợp lệ, không có sự gian dối, ngoại trừ không có trong hợp đồng, mọi thứ sai phạm chỉ xảy ra khi ký hợp đồng, chuyển tiền.

Ngân hàng Vietinbank phải trả tiền cho Ngân hàng ACB khi mà ngân hàng này đã ký hợp đồng với nhân viên ACB như việc ký với hàng nghìn khách hàng khác.

Luật sư Đức cũng cho rằng, Vietinbank có nhiều sai phạm trong quản lý, để mất tiền của khách hàng nên buộc phải trả lại cho các bị hại, việc Huyền Như chiếm đoạt là dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt chính số tiền của Ngân hàng Vietinbank.

Luật sư Đức không đồng tình với cáo trạng về việc sai sót của Ngân hàng ACB, ông Đức cho rằng sai sót của ACB chỉ là thứ yếu không phải là nguyên nhân để ngân hàng mất số tiền 718 tỷ đồng.

 

Minh Anh (tổng hợp)

————————————

VietQ (Pháp luật) 29-5-2014:

http://vietq.vn/vu-an-bau-kien–hoi-dong-xet-xu-lien-tuc-ngat-loi-luat-su-d34364.html

(635/1.097)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,794