(ĐV) – Luật sư đại diện cho ngân hàng Vietinbank phản đối gay gắt trước quan điểm cho rằng ngân hàng ACB không phải nguyên đơn dân sự.
Ngày 29/5, phiên xét xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm tiếp tục “nóng” với cuộc tranh luận của luật sư đại diện cho hai ngân hàng liên quan đến số tiền 718 tỷ mà Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm đoạt.
Đại diện cho Ngân hàng ACB, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng ACB tham dự phiên tòa không phải là nguyên đơn dân sự, ACB chưa thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Đối với số tiền 718 tỷ, ACB đang khởi kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả. ACB cũng không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
ACB không bị thiệt hại số tiền 687 tỷ đồng như cáo trạng đã nêu. ACB cũng không yêu cầu ai bồi thường thiệt hại. Pháp luật không thể bắt ACB phải bị thiệt hại và phải yêu cầu bồi thường.
Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng ACB. |
Đối với số tiền 718 tỷ đồng, đó là nhận định không đúng pháp luật, không đúng căn cứ. ACB không làm trái pháp luật vì NHNN chưa có hướng dẫn ủy thác. Phần tranh luận của luật sư đại diện Ngân hàng ACB bị gián đoạn liên tục mất tín hiệu.
“Tại công văn số 2614 của Tổng giám đốc Vietinbank nêu, số dư tài khoản của nhân viên ACB tại ngân hàng Vietinbank không bị phong tỏa, số tiền tiếp tục sinh lãi. Nên số tiền này là hợp pháp đối với pháp luật” – ông Đức nói và dẫn lời Huyền Như khai tại tòa: “Thực tâm lúc đầu tôi không có ý định dùng tiền này vào mục đích cá nhân, nhưng vào giữa năm 2011, do áp lực nợ nần nên phải sử dụng số tiền này”.
Theo luật sư Đức, việc Huyền Như nhận tiền là đưa về cho Vietinbank. Tiền gửi chỉ mất khi rút khỏi Vietinbank.
Đối đáp lại quan điểm này, luật sư Thái Dũng, đại diện Ngân hàng Vietinbank nói rằng các luật sư bảo vệ các bị cáo về tội Cố ý làm trái đang cố bóc tách sự việc dẫn tới sự việc bị hiểu sai.
Ông Dũng nói: Thiệt hại 718 tỷ bị Huyền Như chiếm đoạt xuất phát từ việc ACB ra Nghị quyết chủ trương ủy thác. Chính có chủ trương này nên Huyền Như có cơ hội lừa đảo. Do ACB chưa kịp thu hồi thì bị Huyền Như chiếm đoạt.
Bầu Kiên và các bị cáo kháng tại TAND Hà Nội ngày 29/5. |
Đối với việc thỏa thuận gửi tiền vượt trần, ông Dũng nói: Việc làm này của nhân viên ACB là trái với quy định. Cũng theo luật sư Dũng, việc khách hàng sở hữu thẻ gửi tiền thì mới là bằng chứng việc gửi tiền đã thành công.
Luật sư Lê Hồng Nguyên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Vietinbank bổ sung, việc Huyền Như đưa ra lãi suất vượt trần là “cái bẫy” để nhân viên ACB rơi vào. Phân tích hành vi của Huyền Như, ông Nguyên nói, Huyền Như làm ăn thua lỗ nhưng không có hành vi nào để rút tiền của Ngân hàng Vietinbank.
Tuy nhiên, sau khi làm việc với Huỳnh Thị Bảo Ngọc (nhân viên ACB trực tiếp đi thỏa thuận gửi tiền), phát hiện ra lỗ hổng, sai phạm nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt.
Ông Nguyên cho rằng, Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt là lợi dụng “màu áo” của Vietinbank để chiếm đoạt tài sản của ACB. Vietinbank không có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho ACB. Vietinbank hoàn toàn không có liên quan đến hành vi Cố ý làm trái của các bị cáo tại phiên tòa này.
11h35: Tòa tạm nghỉ. Chiều nay, vào lúc 14h00, HĐXX tiếp tục phiên xét xử vụ án bầu Kiên và đồng phạm.
Nhất Nam
——————————-
Đất Việt (Pháp đình) 29-5-2014:
http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/vu-bau-kien-luat-su-cua-hai-ngan-hang-doi-dap-3039989/
(281/704)