556. Xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV: Hỗ trợ thế nào ?

(DĐDN) – Trong Quyết định của Thủ tướng về kế hoạch phát triển DN 5 năm 2011-2015, Chính phủ đã giao Bộ KHĐT xây dựng dự án về Luật Hỗ trợ DNNVV. Hiện nay, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đã bắt đầu đặt những “viên gạch” đầu tiên của lộ trình. Vậy, Luật sẽ phải xây dựng trên nền tảng, mô hình nào để đảm bảo là một công cụ pháp lý đủ mạnh để các Bộ, ngành, địa phương… có thể dành nguồn lực và có các hoạt động quyết liệt hơn trong hỗ trợ DNNVV ?

Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

TS Cao Sĩ Kiêm: Có khả năng giảm lạm phát về 6% trong năm nay

TS Cao Sĩ Kiêm – UV UB Kinh tế của Quốc hội:

Hiện tại DNNVV chiếm tới 97% tổng số DN trên toàn quốc, khu vực DN này đóng góp khoảng 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động. Chính vì vậy cần thiết phải có luật riêng để tạo sự thúc đẩy mạnh mẽ cho DNNVV trong tương lai.

Trên thực tế không phải đến bây giờ mà từ năm 2005 đến nay nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNNVV, như: chính sách trợ giúp tài chính, chính sách mặt bằng sản xuất, chính sách đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật, chính sách về thông tin và tư vấn, chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực, chính sách vườn ươm doanh nghiệp, chính sách giảm thuế. Đặc biệt là Nghị định số 56 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Tuy nhiên, phần lớn các chính sách chưa đúng trọng tâm, trọng điểm khiến cho nguồn lực của DNNVV bị phân tán, dàn trải và không phát huy được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bởi vậy, Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ góp phần giải quyết được ba vấn đề chính sau: Thứ nhất là xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo điều kiện để đảm bảo cho DNNVV để có cơ sở phấn đấu, vận động; Tạo ra sự tự do, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch giữa các thành phần kinh tế; Đảm bảo thống nhất đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện có như Luật Doanh nghiệpLuật Đầu tư… đồng thời phù hợp với thực tế với họat động của DNNNV.

Thứ hai là tạo các điều kiện phát huy, phát triển đội ngũ DNNVV, thậm chí là các DN siêu nhỏ cả về số lượng và chất lượng đảm bảo khai thác các tiềm năng thế mạnh của họ như tiếp cận vốn, lãi suất, thuế, mặt bằng, đào tạo nguồn lực…

Thứ ba là tạo sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương, trong việc hỗ trợ DNNVV từ tổ chức bộ máy, hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn vốn… tránh lãng phí nguồn lực.

Tôi cho rằng Luật DNNVV không chỉ góp phần nâng tầm vị thế đóng góp của lực lượng DNNVV mà còn đảm bảo tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong bối cảnh VN đã hội nhập sâu rộng.

Tăng cạnh tranh thông qua khuyến khích


Ông
Shin Jong Soo – Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hàn Quốc tại VN:

DNNVV Hàn Quốc chiếm phần lớn DN Hàn Quốc và là nguồn chính tạo ra công ăn việc làm tại Hàn Quốc. Sớm nhận thức được đây là loại hình DN chính tạo ra công ăn việc làm, đóng góp vào phát triển cân bằng trong thời đại của tăng trưởng kinh tế thiếu việc làm, Luật Hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc sớm ra đời từ năm 1966 gồm 19 đạo luật với mục đích rất rõ ràng là thúc đẩy DNNVV khởi sự và tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ cho một cơ cấu phát triển thích hợp và tiên tiến.

Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách khuyến khích DNNVV phát triển, qua đó DNNVV trở thành những DN vệ tinh cung cấp bán thành phẩm cho các tập đoàn lớn. Chính phủ đã ban hành Luật Xúc tiến DN hỗ trợ chỉ định một số ngành công nghiệp cũng như một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp này là sản phẩm phụ trợ. Luật yêu cầu các DN lớn phải mua các sản phẩm đã chỉ định này từ bên ngoài chứ không được tự sản xuất. Chính phủ Hàn Quốc tập trung đầu tư cải thiện những mặt yếu kém của các DNNVV, nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc khuyến khích các DN loại này đổi mới cơ cấu quản lý và vận hành.

Tôi cho rằng, việc VN xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV trong giai đoạn hiện nay là cần thiết và phù hợp với sự phát triển thực tế của nhóm DN này. Tuy nhiên, để Luật này thực sự hỗ trợ cho các DNNVV, Chính phủ nên đưa ra chính sách hỗ trợ mới hàng năm. Chẳng hạn các vấn đề DNNVV hiện đang gặp phải là về mặt bằngsản xuất, vốn, lãi suất, công nghệ, thuếhải quan… cần lắng nghe các ý kiến của các Hiệp hội DNNVV trong và ngoài nước để có những giải pháp chính xác nhất.

Và để làm được điều này, cần thành lập các ban tư vấn, hỗ trợ chính sách tại các địa phương để các DNNVV có thể dễ dàng tiếp cận, đồng thời khuyến khích thành lập DNNVV bằng cách tạo những ưu đãi về thuế, khuyến khích DNNVV tạo thành các liên minh sản xuất, tăng sức cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu…

Khó gói trọn trong một đạo luật

LS Trương Thanh Đức  Giám đốc Công ty Luật ANVI, trọng tài viên VIAC:

Có một điều đáng lưu ý là các chính sách hỗ trợ DNVVN cần hướng đến những vấn đề thiết thực của từng ngành nghề, trong từng giai đoạn cụ thể. Với những chính sách hỗ trợ rất mạnh mẽ nhưng cũng uyển chuyển và nhanh nhạy, DNVVN của từng ngành, từng lĩnh vực sẽ có những chính sách hỗ trợ phù hợp, trong từng giai đoạn. Điều này tùy thuộc vào lợi ích và mục tiêu phát triển chung của cả nền kinh tế. Việc đưa tất cả các chính sách hỗ trợ vào một luật có thể tạo ra sự cứng nhắc.Theo tôi, Bộ KH-ĐT cần cân nhắc khi xây dựng Luật Hỗ trợ DNVVN. Không phải cái gì cũng có thể xây dựng thành một luật được. Hỗ trợ DNVVN là một chủ trương, một quyết tâm chính trị của cả bộ máy nhà nước nếu đưa vào một luật sẽ khó khả thi. Hỗ trợ DNVVN được thể hiện ở rất nhiều vấn đề như ngân hàng, tín dụng, thuế, lao động… Mỗi nội dung này cần được thể hiện rõ trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Ngoài ra, khi các chính sách hỗ trợ DNVVN mạnh tay thì cũng cần tính đến việc DN cứ muốn mình nhỏ mãi để hưởng chính sách ưu đãi. Điều này thực tế đã xảy ra với nhiều DN, không chỉ ở VN. Những quy định thế nào được gọi là DNVVN, từ số lao động, vốn, doanh thu… DN sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi hỗ trợ theo từng quy mô. Người ta chẳng dại gì mà công bố rằng mình đã đủ lớn để không cần ưu đãi, hỗ trợ.

Trái ngược lại với một số ngành, lĩnh vực lại cứ ép DN phải lớn ví dụ như ngân hàng. Đã có thời kì, nhiều ngân hàng buộc phải sáp nhập lại với nhau để trở thành một ngân hàng đủ số vốn theo quy định. Những quyết định hành chính có thể là ưu đãi, có thể là ép buộc, gây khó khăn đều dễ khiến thị trường méo mó. Phát triển không đúng quy luật sẽ gây hại cho thị trường.

Theo tôi, hỗ trợ DNVVN là một trong những mục tiêu cơ bản của xã hội – không thể gói trọn trong một bộ luật mà cần gắn chặt với việc tạo điều kiện cho người dân tự do phát triển sản xuất, kinh doanh.

Phân biệt với luật DN

Chân dung Phó Chủ tịch “siêu ủy ban” Hồ Sỹ Hùng

Ông Hồ Sỹ Hùng – Cục trưởng Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Ở đây cần phân biệt giữa Luật DN (sửa đổi) và Luật Hỗ trợ DNNVV, cả hai đều có cùng đối tượng là cộng đồng DN, trong đó phần đông là DNNVV (DNNVV chiếm tới 98-99% về quy mô vốn). Tuy nhiên mục tiêu là khác nhau. Trong khi Luật DN đưa ra hành lang pháp lý cơ bản để DN có thể hình thành, tham gia hoạt động trên thương trường một cách bình đẳng có trách nhiệm. Còn Luật Hỗ trợ DNNVV có mục đích là những hoạt động hỗ trợ DNNVV theo các mục tiêu ưu tiên có trọng tâm trọng điểm mà Chính phủ đã đặt ra.

Hiện nay chúng tôi đang đi những bước đi đầu tiên để xây dựng Luật này, tôi cho rằng kinh nghiệm của hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc có lẽ là điểm xuất phát tốt cho VN, bởi đây là hai nước có bề dầy cũng như có kết quả tốt trong hỗ trợ DNNVV.

Nhật Bản những năm 1940-1945 mới chỉ xem xét việc hỗ trợ DNNVV dưới góc độ là những DN có nhiều điểm yếu và bất lợi so với DN lớn và người ta cố gắng có những hoạt động hỗ trợ khối DN này. Nhưng tới những năm 1960-1965, Nhật Bản đã thay đổi góc nhìn, cho rằng DNNVV của Nhật Bản đóng vai trò nền tảng, là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Đó là một sự thay đổi căn bản. Đến những năm 1990 nhìn thấy rất rõ, DNNVV là khởi nguồn cho sự sáng tạo, sự linh động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và có thể tạo ra những ngành công nghệ hay ngành kinh doanh mới. Đấy là những cách nhìn thay đổi rất tốt về vai trò của DNNVV, từ đó có chính sách tương ứng để hỗ trợ DN phù hợp với mục tiêu và cách nhìn.

Tất nhiên, nếu áp dụng cho VN, những giải pháp chắc phải sắp xếp lại phù hợp với điều kiện của VN.

Các DNNVV đang mong chờ sự ra đời của Luật này, bởi vậy chúng tôi sẽ cố gắng để xây dựng và ra đời Luật trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta sẽ phải trải qua khá nhiều trình tự. Dự kiến sẽ phải mất tới 2-3 năm mới hoàn thành được dự án Luật này để trình ra Quốc hội.

Dự kiến sẽ phải mất tới 2-3 năm mới hoàn thành được dự án Luật DNNVV để trình ra Quốc hội.

T.Anh, P.Nam, B.Tú thực hiện

——————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Toạ đàm) 02-9-2014:

http://dddn.com.vn/toa-dam/xay-dung-luat-ho-tro-dnnvv-ho-tro-the-nao–2014082603464655.htm

(437/1.898)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề xuất...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của nhà...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,640