56. Về những quy định hạn chế luật sư tham gia tố tụng.

Về những quy định hạn chế luật sư tham gia tố tụng.

(ANVI) – Để bảo đảm khách quan, vô tư trong việc điều tra, truy tố và xét xử, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1990 đã có nhiều quy định hạn chế sự tham gia của những người tiến hành và những người tham gia tố tụng.

Điều 28, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1990 quy định những trường hợp sau đây phải thay đổi điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên toà:

– Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thcíh của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;

– Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong vụ án đó;

– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, những người này còn phải thay đổi trong một số trường hợp khác theo quy định tại Điều 30, 31 và 32 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Như vậy, những đối tượng trên bị luật ngăn cấm tham gia trong khá nhiều trường hợp.

Trong khi đó, tại khoản 2, Điều 35 của Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định những người sau đây không được bào chữa cho bị can, bị cáo:

– Người đã tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký phiên toà) trong vụ án đó hoặc là người thân thích của những người này;

– Người tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

Khác với những người tiến hành tố tụng nói trên, Bộ luật không có quy định hạn chế luật sư tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong trường hợp họ đã tham gia với tư cách là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Như vậy, các cơ quan tố tụng và Đoàn luật sư không có cơ sở pháp lý để từ chối luật sư tham gia vụ án trong các trường hợp sau:

– Luật sư tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con cái và những người thân thích khác của chính luật sư đó trong vụ án;

– Luật sư vừa là bị can, bị cáo trong vụ án lại vừa tham gia với tư cách luật sư để bào chữa cho bị can, bị cáo (bào chữa cho bản thân mình);

– Luật sư vừa là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án lại vừa tham gia với tư cách luật sư để bảo vệ quyền lợi của những người đó (bảo vệ bản thân mình);

– Luật sư vừa tham gia với tư cách là người đại diện cho một cơ quan, tổ chức là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, đồng thời vừa tham gia với tư cách là luật sư bảo vệ quyền lợi cho chính các cơ quan, tổ chức đó (bảo vệ chính cơ quan, tổ chức do bản thân mình làm đại diện tham gia tố tụng).

Tương tự, Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1989 và các Pháp lệnh về thủ tục giải quyết vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính cũng không có quy định hạn chế sự tham gia của luật sư .

Trong một vụ án có nhiều sự việc, một người tham gia tố tụng có thể vừa là bị cáo, vừa là bị hại hoặc vừa là nguyên đơn, vừa là bị đơn,… Tuy nhiên, những người tham gia tố tụng khác không thể có được các quyền và các điều kiện tiếp cận vụ án như đối với một luật sư. Chỉ có luật sư mới được quyền đọc và ghi chép những điều cần thiết trong hồ sơ vụ án và tham gia xét hỏi tại phiên toà. Như vậy trong trường hợp, một người vừa là luật sư đồng thời vừa là bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, thì sẽ rất dễ dẫn đến việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu khách quan và ảnh hưởng đến sự nghiêm túc trong hoạt động tố tụng.

Tất nhiên, khi luật sư tham gia án thì phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định, nhưng việc phòng ngừa vi phạm thì vẫn hơn. Chính vì vậy mà pháp luật đã hạn chế sự tham gia của những người tiến hành tố tụng trong khá nhiều trường hợp. Thiết nghĩ, pháp luật cần phải quy định rõ có hay không cho phép luật sư tham gia trong những trường hợp như trên, kể cả trường hợp luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho những người thân thích của mình. Đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay thì cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, còn các tổ chức kinh tế và công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

_______

HP 1999

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,841