563. Tại sao ACB nhất quyết muốn Vietinbank bồi thường?

(ST) – Mặc dù là đương sự trong vụ án xét xử “bầu” Kiên và đồng phạm nhưng đại diện ngân hàng ACB lại không yêu cầu các bị cáo trong vụ án này bồi thường mà nhất quyết đề nghị cơ quan chức năng làm rõ và đề nghị Vietinbank bồi thường tiền.

Theo cáo trạng vụ đại án kinh tế ‘bầu’ Kiên, từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ tháng 6 đến 9/2011, Lý Xuân Hải (tổng giám đốc ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.

Tuy nhiên, ngân hàng ACB không yêu cầu các bị cáo trong vụ án này bồi thường thiệt hại mà yêu cầu Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) sẽ phải là bị đơn dân sự, là cơ quan có trách nhiệm bồi thường số tiền mà ACB đã gửi vào ngân hàng Vietinbank.

Tại phiên tòa ngày 30/5 đại diện ngân hàng ACB được phát biểu trước tòa, tiếp tục khẳng định đã có nhiều công văn đề nghị cơ quan chức năng làm rõ và đề nghị VietinBank bồi thường tiền. Các căn cứ của Vietinbank không chính xác. Việc Vietinbank không giao thẻ tiết kiệm cho nhân viên ACB là lỗi của VietinBank. Nguồn gốc tiền hợp pháp hay không hợp pháp không làm thay đổi trách nhiệm của VietinBank…

Trong khi đó, “phản pháo” lại lập luận của ACB, đại diện ngân hàng Vietinbank cho rằng: Về vấn đề liên quan đến khoản tiền 718 tỷ đồng, về hình thức giữa 2 ngân hàng không có một giao dịch, thỏa thuận hay hợp đồng nào. Về nội dung, qua điều tra đã kết luận số tiền 718 thực chất là của ACB. Vậy tại sao ACB không dùng nghiệp vụ cho vay liên ngân hàng để xử lý số tiền này? Đó là sự lách luật, lạm dụng, lừa dối NHNN, trốn tránh sự quản lý.

Một điều đang khiến rất nhiều người băn khoăn là tại sao ACB nhất quyến muốn đòi Vietinbank phải bồi thường thiệt hại? Ngoài lý do ABC xác định trong vụ án này Vietinbank mới là bị đơn dân sự thì còn lý do nào khác?

Phải chăng, việc ACB khăng khăng không nhận mình lại bị hại, đồng thời cương quyết đề nghị Vietinbank bồi thường có liên quan đến trách nhiệm hình sự của các bị cáo? Hay nói như đại diện Vietinbank tại phiên tòa ngày 30/5: Luật sư của các bị cáo và ACB muốn đẩy vụ việc thành vụ việc dân sự, trong khi thực chất đây là vụ án hình sự.

Trả lời trên Thời báo Đông Nam Á, luật sư Trương Thanh Đức, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng ACB từng chia sẻ: “Trong đại án kinh tế ‘bầu’ Kiên, ngân hàng ACB không xác định mình là Nguyên đơn dân sự vì không có thiệt hại do nhóm tội phạm này gây ra và không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nhưng không có nghĩa rằng ACB không có liên quan gì trong vụ án này. Ngân hàng ACB chắc chắn có liên quan. Nếu như xác định đối với các bị cáo và đối với vụ án này thì ACB không phải nguyên đơn nhưng nếu như Tòa vẫn yêu cầu ACB phải tham gia với tư cách nào đó thì ACB chỉ có thể tham gia với tư cách duy nhất, đó là nguyên đơn trong trường hợp có một tổ chức khác, mà cụ thể trường hợp này theo yêu cầu của ACB, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank) sẽ phải là bị đơn dân sự, là cơ quan có trách nhiệm bồi thường, còn ACB là nguyên đơn dân sự thì chỉ có thể là nguyên đơn dân sự trong quan hệ đối với Viettinbank chứ không phải trong quan hệ của vụ đại án ‘bầu’ Kiên nói chung và đối với các bị cáo được xét xử trong vụ án này nói riêng”.

Luật sư cũng cho biết thêm: “Theo hồ sơ vụ án cũng như các Công văn của ACB gửi các cơ quan tiến hành tố tụng, thì đến nay ACB chưa hề có thiệt hại. Cụ thể, đối với số tiền 718,908 tỷ đồng gửi tại VietinBank thì ACB đang yêu cầu VietinBank hoàn trả. Sự việc đến nay chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật, do đó chưa thể xác định ACB bị thiệt hại số tiền này (Công văn số 1820/CV-BTGĐ.14 ngày 18-3-2014 của ACB về “Trách nhiệm của Ngân hàng Công thương đối với số tiền 718,908 tỷ đồng trong Vụ án Nguyễn Đức Kiên”). Đối với số tiền 687.723.784.540 đồng liên quan đến việc đầu tư cổ phiếu, thì ACB khẳng định họ hoàn toàn không bị thiệt hại (Công văn số 9166/CV-BTGĐ.13 ngày 07-11-2013 của ACB V/v “Đề nghị xem xét vụ việc liên quan đến ACB trong vụ án Nguyễn Đức Kiên”).”

 

Tạ Giang

———————————–

Seatimes (Góc Luật sư) 02-6-2014:

http://seatimes.com.vn/tai-sao-acb-nhat-quyet-muon-vietinbank-boi-thuong-0191890.html

(402/938)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,804