573. Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh?

(HQ) – Mặc dù đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 và được xác lập, quy định cụ thể hơn trong Hiến pháp năm 2013 nhưng quyền tự do kinh doanh của DN, người dân vẫn đang bị hạn chế bởi luật chuyên ngành, văn bản dưới luật và các quy định thiếu tính thực tiễn, rườm rà.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để người dân được thực hiện quyền kinh doanh của mình. Ảnh: S.T.

Cần thay đổi về chất

Tự do kinh doanh, đơn giản được hiểu là Nhà nước được phép làm những gì pháp luật cho phép và cá nhân, DN được phép làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Nguyên lý này từ trước đến nay vẫn được các cá nhân, DN hiểu như vậy và vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đây là nhìn nhận chung của nhiều đại diện DN, nhiều đại biểu tham gia Tọa đàm “Quyền tự do kinh doanh và các quy định liên quan được quy định trong Hiến pháp và pháp luật có liên quan”, do Câu lạc bộ Pháp chế DN, Bộ Tư pháp tổ chức mới đây tại Hà Nội. Nhưng những phản ánh của đại diện các DN, chuyên gia và luật sư trong một cuộc tọa đàm về đề tài này cho thấy, dù nguyên lý lớn nhất được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 “mọi người được kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm”, tuy  nhiên, trên thực tế quyền tự do kinh doanh vẫn bị hạn chế nhất định ở những văn bản dưới luật, thậm chỉ cả ở nhiều luật.

Theo luật sư Nguyễn Thị Vân, Trưởng phòng Pháp chế – Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, quyền tự do kinh doanh dưới góc độ pháp lý là quyền của các thủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề để đầu tư vốn; tự do thành lập DN; tự do tổ chức bộ máy hoạt động, cách thức tổ chức, quản lý DN… nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết trong pháp luật DN.

Ví dụ như trong Luật DN, cách thức thực hiện đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước về ngành nghề kinh doanh chưa hợp lý, không còn phù hợp với quyền tự do kinh doanh. Chẳng hạn, đối với thị trường chứng khoán, chưa có quy định cụ thể và hợp lý về chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, gây khó khăn cản trở việc huy động thêm vốn, mở rộng kinh doanh của các công ty cổ phần chưa niêm yết.

Ngoài ra, việc sửa Luật DN đang được tiến hành với hướng nâng cao quyền tự do kinh doanh cho DN thể hiện ở trong các quy định về ngành nghề, điều kiện kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, đăng ký thành lập, cơ cấu quản trị trong nội bộ DN. Nhưng thực tiễn triển khai mới là nỗi lo của DN. Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế DN, Hiệp hội Ngân hàng đặt vấn đề, cùng với Hiến pháp 2013 và những luật đang được sửa đổi để phù hợp với Hiến pháp, liệu quyền tự do kinh doanh sẽ có sự thay đổi về chất như thế nào?

Cho đến nay, các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư vẫn đặt ra những ràng buộc, điều kiện thì đó vẫn là sự hạn chế đối với quyền tự do kinh doanh. Ông Đức cho rằng cần làm rõ chỉ có luật mới được quy định về sự cấm đoán, hạn chế, điều kiện, còn nghị định, thông tư thì không thể. Theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, thực tế, khi soạn thảo các thông tư, đúng là có chuyện cơ quan soạn thảo có lồng vào lợi ích ngành, để thuận lợi cho quản lý Nhà nước, đẩy khó khăn cho người phải thi hành. Do đó cần hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và đảm bảo thi hành luật một cách nghiêm minh.

Quy định “bó” DN

Luật sư Hà Thu Hoài, Hội Luật gia Việt Nam nêu dẫn chứng về việc Luật Đầu tư phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi nhà đầu tư trong nước phải đăng ký dự án đầu tư theo Luật Đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế theo Luật DN thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cũng không vì thế mà cắt bỏ được các giấy phép khác như giấy phép xây dựng, giấy phép của cơ quan quản lý đất đai, giấy phép của cơ quan quản lý môi trường và các giấy phép khác liên quan đến dự án đầu tư đó. “Điều này có nghĩa là Giấy chứng nhận đầu tư không thay thế được các loại giấy phép trên. Vậy câu hỏi đặt ra là, DN cần Giấy chứng nhận đầu tư để làm gì, bởi theo nguyên tắc, DN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là đã đủ điều kiện đề đầu tư?”- Luật sư Hoài đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, còn có một bất cập khác là quy định  ngành, nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề của giám đốc và tổng giám đốc trong Luật DN hiện hành. Theo quy định tại Khoản 4, Điều16, Luật DN năm 2005, chủ thể đăng ký kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Quy định này sẽ không có khó khăn nếu người sáng lập DN có chứng chỉ hành nghề và kiêm chức giám đốc nhưng sẽ là điều kiện không thể đối với người không có chứng chỉ hành nghề nhưng có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh.

Do đó, “cầu” đặt ra “cung” là phải thuê người có chứng chỉ hành nghề để giữ chức vụ giám đốc, nhưng trong trường hợp này sáng lập viên chỉ có thể ký hợp đồng với người có chứng chỉ với tư cách cá nhân chứ không phải tư cách DN như hợp đồng lao động thông thường khác. Trên thực tế, với cách lách luật này, một số chủ DN đã đạt được mục đích của mình, theo đó người có chứng chỉ hành nghề được thuê cùng đứng tên thành lập DN với tư cách thành viên sáng lập, đồng thời kiêm chức vụ giám đốc nhưng thực quyền vẫn thuộc về người không có chứng chỉ hành nghề kia.

Để người dân, DN được thực hiện quyền của mình trong kinh doanh, dự kiến tới đây, trong Luật DN (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi) và dự thảo một số văn bản pháp luật khác, quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm của DN, cá nhân sẽ được rà soát, tháo gỡ phù hợp với thực tiễn và quyền lợi của DN. Tuy nhiêu, điều mà DN cần thực sự là một sự thay đổi về chất, tức là tất cả quy định của luật, nghị định, thông tư đều phải thông suốt một tư duy: DN được phép làm những gì pháp luật không cấm.

An Tư

———————————–

Hải quan (Doanh nghiệp) 25-8-2014:

http://www.baohaiquan.vn/pages/doanh-nghiep-co-quyen-tu-do-kinh-doanh.aspx

(123/1.003)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,805