586. Dự thảo Luật DN sửa đổi: Sẽ loạn “dấu thỏ”, “dấu gà”?

(TBKD) – Dự thảo Luật DN (sửa đổi) vừa được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến DN hoàn thiện Luật DN sửa đổi được tổ chức sáng ngày 7/10, bên cạnh các tranh luận về ngành nghề cấm kinh doanh, thủ tục thành lập DN thì nội dung “Con dấu là tài sản của DN. Hình thức và nội dung của con dấu do DN tự quyết định và đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh” đang khiến nhiều đại biểu không đồng tình.

Tại khoản 1 Điều 44 Dự thảo Luật DN quy định: “Con dấu là tài sản của DN “. Đành rằng, con dấu của DN là “rất quý giá, rất quan trọng” đối với bản thân DN , cũng như “sổ đỏ” là “rất quý giá” đối với bản thân người chủ sở hữu tài sản ghi trong sổ đỏ đó. Thế nhưng, một điều hiển nhiên, không phải bất cứ thứ gì “rất quý, rất quan trọng” cũng là tài sản.

 

Thoáng với DN quá!

Bà Lê Nga, đại diện Công ty TNHHHà Việt không đồng tình với nội dung này của dự thảo và cho rằng con dấu của DN không chỉ là vấn đề nội bộ của DN. Vì vậy, cũng tương tự đối với tên DN , đối với hình thức và nội dung con dấu của DN cũng cần có quy định bắt buộc DN phải tuân theo, tránh tình trạng tùy tiện khi khắc và sử dụng con dấu.

Theo bà Nga, đối với hình thức con dấu thì cần quy định rõ loại hình con dấu của DN là loại hình gì, đối với nội dung con dấu thì cần quy định rõ nội dung con dấu của DN tối thiểu phải có là gì, chẳng hạn như tối thiểu phải có tên DN bằng tiếng Việt (những nội dung khác như logo, tên viết tắt bằng tiếng Anh… thì DN có thể tự quyết định).

“Nếu quy định hình thức và nội dung con dấu do DN quyết định và đăng kí với cơ quan kinh doanh thì sẽ tạo ra vô vàn các hình thù kiểu dáng con dấu và người ta sẽ càng khó khăn với việc nhận diện con dấu thật giả. Do đó, con dấu nên được làm theo một hình thức, kích thước thống nhất. DN chỉ nên quyết định về thông tin và cách thể hiện thông tin trên con dấu đó mà thôi”, bà Lê Nga khẳng định.
Đồng quan điểm, Ts. Nguyễn Thị Yến, Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, khẳng định cần xem lại tính khả thi của điều khoản này, khi mà con dấu là không thể thiếu đối với các văn bản của DN còn tồn tại nhiều bất cập. Nếu để cho DN tự quyết định về hình thức và nội dung của con dấu và đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh, liệu có quá thoáng với DN không? Khi DN vi phạm con dấu, liệu cơ quan đăng kí kinh doanh có phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch mà DN đã phải thực hiện khi sử dụng đúng con dấu không?

Theo ông Đỗ Bá Dương, đại diện Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, nếu DN tự có quyền quyết định về hình thức và nội dung của con dấu một cách đột ngột như vậy thì rất nguy hiểm, đặc biệt khi mà hành vi làm giả đã phát triển rất tinh vi. “Nếu DN có quyền tự quyết định con dấu, sẽ xảy ra tình trạng DN kinh doanh ngành nghề gì thì làm con dấu có hình đó, nếu nói vui DN chăn nuôi kinh doanh trang trại thỏ thì làm dấu hình đầu thỏ, tổ chức sự kiện thi hoa hậu thì làm dấu hình vương miện, phở thì làm hình đùi gà” ông Dương nhận xét. Ở một khía cạnh khác ông Đào Ngọc Lý, Giám đốc Công ty Luật TNHHĐào Ngọc Lý lại lo lắng khi “con dấu là một chứng chỉ của DN , giờ cho các DN tự sáng tạo thì sẽ tạo sự rối loạn, nay người ta thích cái này nhưng mai người ta thích cái kia và cuối cùng nguy trọng hơn là đánh lừa khách hàng”.

Quy định quá mở sẽ dẫn tới nhiều loại hình con dấu được DN nghĩ ra

Cùng với đó, tại Hội thảo, ông Đỗ Việt Dũng, đại diện Công ty Honda Việt Nam, đã đưa ra kiến nghị ban soạn thảo nên xem xét bổ sung quy định về con dấu thứ 3 cho DN và con dấu thứ hai cho chi nhánh.

 

Con dấu là tài sản DN

Ông Dũng đã dẫn chứng, trên thực tế, đối với các công ty như Honda Việt Nam, số lượng hai con dấu theo Điều 44 của Dự thảo là không đủ để sử dụng. Bởi, Công ty Honda Việt Nam là công ty sản xuất và lắp ráp xe máy và ô tô với quy mô rất lớn 2.000 xe máy trên/năm và 10.000 ô tô/năm. Một con dấu của công ty được đặt ở bộ phận sản xuất và chuyên dùng cho việc đóng dấu giấy chứng nhận xuất xưởng của mỗi xe máy và ô tô theo quy định của Luật; con dấu còn lại được đặt ở bộ phận hành chính chuyên dùng cho việc đóng giấy tờ của công ty. Còn chi nhánh của công ty (công suất 500.000 xe máy/năm) chỉ có 1 con dấu nhưng vẫn phải dùng hai công việc trên.
Cùng với đó, Luật sư Nguyễn Ngọc Khánh, đại diện Ngân hàng thương mại CP Quốc Dân, cho rằng dự thảo Luật tiếp tục có quy định “con dấu là tài sản của DN ” tương tự với việc nếu chúng ta quy định “sổ đỏ cũng là tài sản của người chủ sở hữu của tài sản ghi trong sổ đỏ đó” vậy.
Đành rằng con dấu của DN rất quý giá và rất quan trọng đối với bản thân DN và sổ đỏ cũng rất quý giá và quan trọng đối với bản thân người chủ sở hữu ghi trong sổ đỏ đó. Thế nhưng, một điều hiển nhiên, không phải cái gì rất quý giá, rất quan trọng cũng có thể coi là tài sản.
Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Khánh, giá trị con dấu thể hiện ở chỗ, con dấu khi được sử dụng sẽ có ý nghĩa xác định người đã ký tên, đóng dấu là người có thẩm quyền đại diện cho DN , xác nhận các giấy tờ giao dịch… Vì vậy, nên bỏ quy định con dấu là tài sản của DN.
Trong khi một số nước trên thế giới, DN còn không có con dấu thì Luật DN sửa đổi lần này lại đang nâng tầm con dấu lên và xem nó như một tài sản Nhà nước, cũng như yêu cầu có thêm nhiều con dấu. Đặc biệt hơn là tự quyết định nội dung và hình thức của nó thì có lẽ xem ra khá phi lí.
————————————–

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI

——————————-
Đề nghị phải quy định cụ thể các ngành nghề cấm kinh doanh trong luật. Các ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại dự thảo còn “mập mờ” hơn cả luật hiện hành vì không quy định lý do cấm kinh doanh. Để rộng đường cho DN phát triển, cần tháo “vòng kim cô” cho DN , đó là bỏ tội kinh doanh trái phép trong Bộ Luật hình sự đối với tất cả các hoạt động kinh doanh không thuộc diện bị cấm.

 

Ông Vũ Xuân Tiền, Trưởng ban tư vấn và phản biện chính sách, Hội các nhà quản trị DN
——————————-

Điều 44 dự thảo Luật quy định về con dấu của DN theo hướng trao quyền cho DN quyết định về hình thức, nội dung của con dấu. Đây là một cải cách quan trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quy định tại điều này, có 2 vấn đề cần sửa đổi bổ sung:
Khoản 1 Điều 44 quy định: “Con dấu là tài sản của DN. Hình thức và nội dung con dấu do DN quyết định và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh”. Tôi đề nghị:
Bỏ cụm từ “con dấu là tài sản của DN “, quy định đó là thừa vì con dấu hoặc bất cứ vật dụng nào DN có quyền sở hữu đều là tài sản của DN. Ngoài ra, cần bổ sung thêm quyền có con dấu cho chi nhánh, văn phòng đại diện của DN.

 

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
——————————-
Chủ trương bỏ việc ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký DN là đúng đắn. Cần có 2 phụ lục kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: Danh mục các ngành nghề cấm kinh doanh tại thời điểm DN được cấp đăng ký kinh doanh; Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại thời điểm DN được cấp đăng ký kinh doanh, có kèm theo dẫn chiếu tới văn bản pháp luật quy định về các điều kiện đó. Phụ lục 2 bao gồm cả các ngành nghề mà đối với nhà đầu tư nước ngoài là có điều kiện. Như vậy sẽ cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp 2013 về việc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

Nguyễn Việt – Lê Thúy

————————————

Thời báo Kinh doanh (Diễn đàn) 08-10-2014:

http://thoibaokinhdoanh.vn/du-thao-luat-DN -sua-doi-se-loan-dau-tho-dau-ga-.html

(98/1.652)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,260