602. Doanh nghiệp phải thận trọng với rủi ro từ lãi suất

(TBTC) – Doanh nghiệp (DN) muốn đầu tư thì quan trọng nhất là phải có vốn, vốn của bản thân hoặc vốn huy động, nếu phụ thuộc tới 80-90% vào vốn ngân hàng trong khi thị trường chưa ổn định thì đương nhiên phải chấp nhận rủi ro.

Đây là nhận định của luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty TNHH ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – VNBA) khi trao đổi với phóng viên TBTCO về chủ đề rủi ro của lãi suất ngân hàng khi vay vốn kinh doanh.

Thưa ông, hiện nay nhiều DN cho biết họ rất muốn đầu tư vào các dự án dài hạn nhưng lo ngại về sự ổn định của lãi suất vay ngân hàng. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

– Đây là điều dễ hiểu vì khi nền kinh tế còn chưa thực sự phục hồi một cách bền vững thì lãi suất cũng sẽ chưa thể ổn định. Nó phản ánh đúng tình trạng thị trường.

Nhiều người đổ lỗi lãi suất cao là do ngân hàng nhưng điều đó không đúng…
Luật sư Trương Thanh Đức

Trước đây, lãi suất lên đến mức 20 – 30% cũng là do thị trường chứ không phải do ngân hàng. Hiện tại lãi suất cho vay đang rất thấp, nhưng sang năm có giữ được như thế hay không là điều chưa thể biết chắc, kể cả với ngân hàng.

Tuy nhiên, bản chất của vấn đề là rủi ro chủ yếu là do DN. Anh muốn đầu tư làm ăn thì quan trọng nhất là phải có vốn, vốn của bản thân hoặc vốn huy động, kêu gọi đầu tư ở các nguồn khác, còn nếu phụ thuộc tới 80-90% vào lãi suất ngân hàng trong khi mặt bằng giá cả và thị trường như thế thì đương nhiên sẽ phải chấp nhận rủi ro.

Như vậy việc lãi suất tăng – giảm không phải do sự điều tiết của ngân hàng, thưa ông?

– Nhiều người đổ lỗi lãi suất cao là do ngân hàng. Nhưng điều đó không đúng vì ngân hàng chỉ có lỗi rất nhỏ trong đó thôi. Bây giờ chúng ta đã thấy rõ, ngân hàng muốn tăng lên không thể tăng được, ngược lại ngày xưa muốn giảm cũng không thể giảm được.

* Ông đánh giá thế nào về trần lãi suất được đặt ra lâu nay?

Tôi thấy rằng 5 năm nay, trần lãi suất đặt ra hầu như không có tác dụng gì.

Vậy với tình trạng có thể có những rủi ro từ lãi suất , ông có lời khuyên gì đối với DN?

– Đầu tiên, DN phải tính toán đầu tư như thế nào cho chắc chắn. Dự phòng ở mức lãi suất cao nhất có thể vào năm 2015. Thứ hai, phải giảm tối đa mức vay vốn ngân hàng đầu tư dài hạn. Vay ngắn hạn thì không vấn đề gì, chẳng hạn một vài tháng có thể trả được và cắt lỗ ngay được. Nhưng những dự án, công trình lâu năm thì không có cách nào cứu được.

Vừa qua có nghịch lý là các DN tốt, làm ăn có tiếng tăm nhất, đầu tư phát triển nhanh nhất thì dễ “chết” nhất, vì có uy tín, có tiềm năng, được ưu ái thì mới vay vốn được của ngân hàng. Mà vay càng nhiều thì càng “chết” vì lãi suất cao.

Theo ông, cần có chính sách cụ thể nào để DN yên tâm đầu tư?

– Chính sách tiền tệ là một phần trong chính sách tài chính – kinh tế, và phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng chỉ góp phần vào một mảng trong đó thôi chứ không thể quyết định được tất cả.

Lạm phát hay không, lãi suất cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đầu tư công, tiêu cực phí… NHNN chỉ có thể kiểm tra và chấn chỉnh các ngân hàng thương mại thực hiện đúng các yêu cầu, tiêu chí vay vốn… còn lãi suất thì khó có thể điều tiết được. Bởi có thể có những DN sẵn sàng vay với mức lãi suất 30% mà không ngân hàng nào dám cho vay, cũng có thể với mức lãi suất rất thấp nhưng các ngân hàng lại cạnh tranh nhau để được cho một DN nào đó vay.

NHNN nên để cho thị trường quyết định mức lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay. Trên thực tế, có nhiều ngân hàng để lãi suất dưới trần hoặc vượt trần, nhưng nếu người tiêu dùng và thị trường vẫn chấp nhận được thì nên để họ làm như vậy.

* Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên

—————–

Thời báo Tài chính (Tiền tệ – Bảo hiểm) 21-11-2014:

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2014-11-21/dat-tran-lai-suat-la-mot-sai-lam-15330.aspx

(847/847)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.390. Cải cách thể chế bắt đầu từ con người.

Cải cách thể chế bắt đầu từ con người. (VNN) - Thể chế sai không thể...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,765