607. Về giá trị khoản tiền gửi tiết kiệm 30 năm

(VTC14) – Truyền hinh trực tiếp phỏng vấn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hang 6h30 ngày 28-11-2014 tại trường quay 65 Lạc Trung, Hà Nội.

Về việc bà Thuỷ, gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào tháng 9-10/1983 số tiền 270 đồng, tương đương 2 chỉ vàng, nay sau hơn 30 năm nhận về 4.385 đồng, tương đương 2 cốc chè chát.

  1. Việc giải thích số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng là sai.
  • Chỉ áp dụng hạn mức duy trì số dư đối với tài khoản khác, như tài khoản thanh toán, chứ không áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm;
  • Gần đây, ngành Ngân hàng mới coi việc gửi tiết kiệm cũng là một loại tài khoản, còn trước đây không gọi tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tài khoản.
  1. Việc giải thích năm 1985, Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của bà còn 27 đồng là sai.
  • Mục 3, Quyết định số 01-HĐBT-TĐ ngày 13-9-1985 của HĐBT V/v Phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ quy định

“Tiền gửi từ ngày 1-6-1981 đến ngày 31-12-1984 được quy đổi theo tỷ lệ 6 đồng cũ bằng 1 đồng mới.”

  • Như vậy, 270 đồng, sau khi đổi tiền còn 45 đồng chứ không phải còn 27 đồng
  1. Việc tính lãi suất tiền gửi.
  • Mức binh quân thấp nhất 5%/năm x 30 năm = 6.750 đồng
  • Mức cao thì 10%/năm x 30 năm = 13.500 đồng. Như vậy, cứ khoảng 10 năm thì số tiền gốc đã tăng lên gấp đôi.
  • Tuy nhiên, cả 2 cách tính đó đều không hợp lý, vì:
  • Là cánh tính lãi suất thấp nhất, lãi cứ để đấy 30 năm, không được tính thêm lãi, tức không tính lãi nhập gốc;
  • Không tính lãi đến ngày đổi tiền: Lãi từ 10-1983 đến 9-1985 khi đổi tiền thì tiền lãi đã tương đương tiền gốc. Tức khi đổi tiền thì đã có 540 đồng, chứ không phải chỉ có 270 đồng.
  • Trong khoảng 10 năm đầu, từ 1983 đến 1993, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân 2 – 3%/tháng, tức 24 – 36% năm, thì chỉ sau hơn 3 năm là tăng gấp đôi số tiền gốc.
  • Sau đó còn 20 năm tính lãi nữa, lãi vẫn cao. Chỉ tính riêng năm 1989 lãi suất từ 7-12%/tháng, tức 84 – 144%/năm. Không tính lãi nhập gốc thì số tiền gốc cũng đã tăng gấp đôi trong 1 năm.
  1. Vì vậy cần xem xét tính lại cách tính lãi đối với những khoản tiền gửi vài chục năm trước:
  • Khoản tiền gửi 30 năm, thực tế là gửi dài hạn, làm lợi rất nhiều cho NHNN, sau này là ngân hàng thương mại
  • Có thời kỳ ngân hàng cho vay 118,8%, quá hạn 252%/năm như năm 1987;
  • Có thời kỳ có những quy định về việc quy đổi nghĩa vụ trả nợ dân sự hay nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước ra thóc, ra vàng.
  • Nhiều năm gần đây duy trì nguyên tắc bảo đảm tiền gửi lãi suất dương, bảo toàn giá trị của đồng tiền gửi ngân hàng.

—————–

VTC14(Thời sự 6h) ngày 28-11-2014:

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.363. Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường...

Chuyện gì đang xảy ra trên thị trường xăng dầu? (NLĐ) - Đề xuất...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của nhà...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,651