610. Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV

(DĐDN) – “Không có tài sản đảm bảo, nhưng nếu có phương án kinh doanh khả thi, các DNNVV hoàn toàn có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng cũng như các quỹ đầu tư”. Đây là khẳng định của đại diện Hiệp hội DNNVV Việt Nam tại Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015”, vừa diễn ra sáng 18/11 tại Hà Nội.

Hội thảo do Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính BTCI và Trung tâm Pháp Việt đào tạo về quản lý CFVG tổ chức nhằm giúp các DNNVV có thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.

Các vị diễn giả tham dự Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông K.Balasingam – Tổng Giám đốc Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính BTCI cho biết, trong cộng đồng DN Việt Nam thì DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình DN này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư, phát triển, xóa đói, giảm nghèo. Cụ thể, về lao động, hàng năm, DNNVV tạo thêm 500.000 lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, cộng đồng DNNVV vẫn gặp phải một số hạn chế cố hữu như khó khăn trong tiếp cận chính sách, ưu đãi, mặt bằng sản xuất và đặc biệt, tiếp cận vốn vay là một trong những khó khăn lớn nhất của các DNNVV.

Theo ông K.Balasingam, các DNNVV đang phải trải qua một thời gian khó khăn đầy thách thức đối với nền kinh tế và đối với cộng đồng DN. Các trở ngại về tiêu dùng sụt giảm trong một thời gian dài, tình trạng nhiều DN phải ngừng hoạt động, và đặc biệt khó khăn về tiếp cận nguồn vốn và dòng tiền… đã minh chứng cho mức độ khó khăn của thị trường. Hiện nay chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí vốn rất cao.

Khó tiếp cận vốn

Ở góc độ quản lý doanh nghiệp, ông Phạm Ngọc Long – Viện trưởng, Hàm Vụ trưởng, Ủy viên BCH Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết, cả nước có khoảng 500.000 DNVVV, chiếm 97,5% tổng số DN đang hoạt động thực tế (trong đó, DN vừa chiếm 2,2%, DN nhỏ chiếm 29,6%. DN siêu nhỏ chiếm khoảng 565,7%). Tổng số vốn đăng ký khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn đăng ký của các DN.

Theo ông Long, DN tư nhân nói chung, DNNVV nói riêng không thể tự lớn bởi yếu tự thân, năng lực cạnh tranh kém, môi trường kinh doanh chưa lành mạnh, bình đẳng… Nếu không được ưu đãi, hậu thuẫn của nhà nước, chờ động lực tự thân là khó khăn. Ngoài ra, DNNVV có đóng góp kém hơn vào xuất khẩu ở mọi quốc gia, cụ thể 23% so 77%. Trong 5 quốc gia ĐNA, tỷ lệ này của Việt Nam thấp nhất (16,8%/83,2%), 25% DNNVV lớn đóng góp 76% xuất khẩu so với 85% ở Thái Lan và 79% ở Singapore.

Về khó khăn tín dụng cho DNNVV, theo ông Long có 3 yếu tố. Thứ nhất, tỷ lệ tiếp cận vay và vốn vay được còn thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, tài sản đảm bảo vay khó khăn. Theo khảo sát gần đây của SISME, chỉ có khoảng 32,38% số DN cho biết có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường xuyên; 35,24% phản ánh là khó tiếp cận; số còn lại cho biết không thể tiếp cận được vốn vay. Đối với các kênh huy động vốn khác trên thị trường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động thì phần lớn các DNNVV thường không có đủ điều kiện và uy tín.

Tính đến hết tháng 6/2014, tỷ trọng dư nợ khu vực DNNVV chiếm 25% (896,808 ngàn tỷ so với 3,6 triệu tỷ), tốc độ tăng trưởng tín dụng là 2% so với đầu năm; gần 90% vay bằng nội tệ; tỷ lệ nợ xấu luôn xu hướng tăng lên (trên 5%). Trong khi đó tổng giá trị tài sản đảm bảo lại tăng bình quân 7% suốt 3 năm gần đây và tỷ trọng tài sản đảm bảo so với tổng dư nợ tăng đáng kể. Điều này cho thấy mức độ tín nhiệm chung về tín dụng thấp và ràng buộc điều kiện tín dụng cao đôi với khu vực này. Tuy vậy, cả về tốc độ, tỷ trọng tín dụng DNNVV đã có dấu hiệu ở xu hướng tăng.

Thứ hai, tỷ lệ tiếp cận và được bảo lãnh rất thấp, tỷ lệ rủi ro về bảo lãnh cao. Cụ thể, tỷ lệ DNNVV được bảo lãnh vay vốn từ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) vẫn thấp cả về số lượng cũng như giá trị bảo lãnh. Tỷ lệ  rủi ro bảo lãnh cao 26,96%. Tỷ lệ chối trả thay của VDB cũng khá cao 18,63%. Đây là nguyên nhân chính khiến các DN này tiếp cận tín dụng của các NHTM thông qua bảo lãnh của VDB ngày càng hạn chế.

Thứ ba, tái cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm lãi vay còn chậm. Báo cáo của Thống đốc NHNN tại cuộc gặp thủ tướng đối thoại DN ngày 28/4/2014 cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm tới 70% so với tháng 11/2012, trong khi đó mức lãi suát cho vay từ 13% trở lên chỉ chiếm khoảng 16,5%, tương ứng trên 15% chiếm khoảng 5%.

Dư nợ của DNNVV có lãi suất trên 15% chiếm 4,5% tổng dư nợ của nền kinh tế (chiếm 18% tổng dư nợ khu vực này); lãi suất từ 13% trở lên chiếm 12,9%… Đến đầu tháng 10/2014, các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khâu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ được vay lãi suất 7-8%, sản xuất kinh doanh thông thường 9-10% (ngắn hạn) và 10,5-12%/năm (trung dài hạn); đối  tượng VIP chỉ 6-7%.

Ông Long cho rằng, việc tiếp cận vay vốn đối với số DN chưa được tái cơ cấu hoặc tái cơ cấu theo TT 09 là rất khó khăn, càng khó tiếp cận vay với mức lãi suất ưu đãi như kỳ vọng. Hơn nữa, phần lớn các DNNVV khó có tỷ suất lợi nhuận cao trên 10% để chịu nổi mặt bằng lãi suất hiện nay trong tồn kho có giảm vẫn còn cao, tiêu thụ khó khăn, nhiều lĩnh vực, ngành hàng vẫn lỗ nặng nếu cứ tiếp tục kinh doanh. Đặc biệt, DN vẫn rất khó khăn khi tiếp cận vốn vay mới vì phần lới tài sản đảm bảo đã cạn kiệt, tổng tài sản có sinh lời và doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp…

Phân tích về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiệc trên, ông Long cho biết có 3 nguyên nhân. Thứ nhất,sự lúng túng, chậm chễ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổ mô hình tăng trưởng kinh tế và cái cải cách thể chế. Thứ hai, khu vực DNNVV nhìn chung trong vòng 5 năm gần đây so với một số loại hình DN khác, dần yếu kém về chất lượng và thua kém về năng lực cạnh tranh và phát trển bền vững.Thứ ba, việc chậm trễ tháo gỡ các khó khăn chủ yếu của smes về thị trường, đất đai, vốn hoạt động, công nghệ, đào tạo và quản lý là trở lại có tính chất dây truyền cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Ngoài ra, theo ông Long còn có những nguyên nhân trực tiếp như: Các NHTM quá thận trọng, co cụm, có phần bảo thủ và e ngại “hình sự hóa” trong hoạt động tín dụng; Thủ tục, điều kiện tín dụng mới “siết chặt”, gây nên hức tạp và quá sức đối với DN; Chính sách tín dụng của hầu hết các NHTM hiện nay quá béo hẹp với số khách hàng “truyền thống”, khách hàng VIP, nên thường xem nhẹ và “làm ngơ” DN mới khởi nghiệp; Chính sách mới về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV mặc dù được Chính phủ ban hành lâu, chỉ đạo rồi, nhưng vào cuộc sống còn rất chậm; Mặt bằng lãi suất chung có giảm nhưng vẫn còn cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp, gánh nặng lãi suất nợ cũ cao chưa được miễn giảm phù hợp; Sự phối hợp về chính sách hỗ trợ phát triển của DNNVV giữa các bộ ngành còn chưa ăn khớp, thiếu đồng bộ; Ngoài ra, hoạt động trợ giúp phát triển khu vực DNNVV từ nhiều phía trung ương, địa phương còn chưa hiệu quả.

Đâu là giải pháp?

Từ những nguyên nhân trên, ông Long đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ như: Thứ nhất, cần hỗ trợ DNNVV các vấn đề liên quan thị trường, đất đai, vốn ưu đãi, công nghệ, đào tạo và quản lý trên nền tảng đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế, minh bạch hóa thông tin, tháo gỡ các rào cản về thủ tục hành chính và sự “sàng lọc” mạnh DN. Thứ hai, cần đổi mới cách thức tiếp cận phù hợp hơn trong hoạt động tín dụng và bảo lãnh tín dụng ngân hàng theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm. Thứ ba, phải nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực DNNVV đặt trong quan hệ gắn bó hữu cơ giữa huy động, tập trung có hiệu quả mọi nguồn lực tài chính với chi phí hợp lý, từng bước thiết lập các định chế, thể chế tài chính đặc thù. Thứ tư, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững, không tăng gánh nặng rủi ro cho các ngân hàng thương mại, phát huy mô hình “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với ngân hàng”.

Từ góc nhìn của người làm ngân hàng, ông Trần Trung Kiên – Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp phụ trách miền Bắc, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) cho biết: Trong hơn 20 năm phục vụ khách hàng DN ở các quy mô khác nhau, Techcombank đã gặp những khó khăn nhất định khi cho vay các DNNVV như: DN còn thiếu nguồn vốn trung và dài hạn ổn định và giá cả hợp lý để đáp ứng theo nhu cầu của DNNVV; Vay vốn thời gian dài, lãi suất ưu đãi ổn định…;  Tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh trong quá khứ khi cho vay các DNNVV cao hơn so với các phân khúc cho vay DN lớn; Khai thác và bán chéo với các DNNVV thường hạn chế do các DN này thường chỉ có nhu cầu vay vốn và giao dịch tài khoản; Thiếu công cụ  hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy ngân hàng có chính sách cho vay cũng như hỗ trợ mạnh hơn các DNNVV.

Theo ông Kiên, việc các DNNVV khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng có nguyên nhân chính từ chính đến từ các DN như: Tính minh bạch thông tin tài chính của DN chưa cao; kinh nghiệm và cách thức điều hành doanh nghiệp còn chưa cởi mở; tính rủi ro của các phương án vay vốn cao, dự án, phương án kinh doanh chưa thực sự khả thi; Tài sản đảm đảm bảo chưa đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng; các DNNVV dễ tổn thương bởi các biến động kinh tế vĩ mô, tỷ lệ thay đổi tương đối nhiều.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của mình, ông Kiên cho rằng các chủ DN nên nâng cao tính minh bạch trong báo cáo tài chính của DN; Nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của DN; Cởi mở với ngân hàng các thông tin về doanh nghiệp và chủ DN. Ngoài ra, còn cần có sự cam kết của chủ DN trong việc thực hiện các phương án kinh doanh và vay vốn; Vốn tự có tham gia; tài sản bảo lãnh của chủ DN.  Một yếu tố khác cũng rất quan trọng, đó là DN cần tìm hiểu kỹ về các sản phẩm/dịch vụ/nơi giao dịch của ngân hàng trước khi đề xuất vay; đồng thời tham gia vào các chuỗi tài trợ của ngân hàng.

Phiên thảo luận có sự tham gia của các diễn giả: Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam; TS Phạm Ngọc Long – Viện trưởng, Hàm Vụ trưởng, Ủy viên BCH Hiệp hội DNNVV Việt Nam; Ông Trần Trung Kiên – Phó Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp phụ trách miền Bắc Techcombank; Ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng VNBA.

Trả lời câu hỏi về việc chuyển đổi giữa vĩ mô và vi mô trong bối cảnh kinh tế bây giờ. Ngân hàng có bộ phận nghiên cứu có thể áp dụng chính sách của ngân hàng trong quá trình chuyển đổi, giúp DN tiếp cận vốn được không? Ông Trần Trung Kiên cho biết, việc nắm bắt được sự chuyển biến kinh tế vĩ mô của thị trường là điều bắt buộc phải có của các ngân hàng. TạiTechcombank có 2 bộ phận: Khối chiến lược (có dự án riêng giúp ngân hàng có thể áp dụng được các phân tích mô hình đánh giá tín dụng cho DN để có thể đưa ra quyết định); Khối kinh doanh (khách hàng DN, nguồn vốn, bán lẻ). Mỗi khối đều có bộ phận chính sách kinh doanh và Techcombank đều đưa ra được gói sản phẩm, điều kiện để các DN có thể đáp ứng được, cho vay ngay.

Liên quan đến vấn đề khó khăn nhất đối với ngân hàng là nợ xấu. Nợ xấu xuất phát từ cho vay không chính xác hay cho vay trong khu DNNVV? Ông Phạm Ngọc Long cho biết, thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều chính sách, biện pháp để giảm nợ xấu như tái cơ cấu ngân hàng, thành lập công ty quản lý nợ… Năm 2007- 2008, nợ xấu lên đến 17-18% nguyên nhân hầu hết là do quản trị rủi ro của ngân hàng còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, từ năm 2009 tới nay, nhiều ngân hàng đã tiếp cận rủi ro theo chuẩn, nên việc quản lý tín dụng đã có nhiều đổi mới. DNNVV là đối tượng tiềm năng của ngân hàng. Đối tượng này được kiểm soát gắt gao nên đã có những chuyển biến tích cực. Nợ xấu trong khối DNNVV chỉ chiếm 5%.

Theo ông Trương Thanh Đức, có 3 lý do thuận lợi để ngân hàng đến với DN và ngược lại. Thứ nhất, càng nhiều nợ xấu, ngân hàng càng phải cho vay để giảm tỷ lệ xấu và khắc phục tỷ lệ xấu. Thứ hai, trong lúc ngân hàng đang thừa vốn, các DN kêu đói vốn, thì ngân hàng phải khao khát tìm DN. Thứ ba, gần như tất cả ngân hàng tại Việt Nam đều đưa DNNVV là đối tượng ưu tiên hàng đầu.

Mong muốn, nguyện vọng và nhu cầu của hai bên là như vậy, nhưng ông Đức cho biết, sự việc không đơn giản bởi có quá nhiều lý do để ngân hàng và DN chưa đến gần được với nhau như: Ngân hàng luôn trăn trở DN vay vốn có hiệu quả không, có làm ăn được không, có khả năng trả nợ không… Nếu DN chứng được điều đó thì ngân hàng sẽ tranh nhau cho vay chứ không phải chần chừ. Ngoài ra, còn có rảo cản lớn là tài sản đảm bảo. DNNVV thường có ít tài sản đảm bảo nhất, nên rất khó tăng hạn mức vay vốn.

Với câu hỏi các chính sách tín chấp của Techcombank hỗ trợ cho DNNVV thế nào? Gói hỗ trợ các DN công nghệ cao ra sao? Làm thế nào để DN có thể tiếp cận nguồn quỹ thông qua ngân hàng? Ông Trần Trung Kiên cho biết, Techcombank tiếp cận DN theo 2 cách thức: Cho vay sản phẩm và cho vay thấu chi. Nếu có tài sản thế chấp phù hợp nhưng không muốn trình bày phương án chi trả, chúng tôi có thể giải ngân trong vòng 3 ngày. Ngoài ra, chúng tôi còn cho vay liên kết. Ví dụ như tài trợ cho các đại lý. Khi mua hàng, các đại lý chỉ cần có hóa đơn đặt hàng và tài sản đảm bảo chính là hàng hóa tại kho.

Với chương trình hỗ trợ các DN công nghệ cao, ông Kiên cho biết, đến thời điểm này nguồn quỹ dành cho chương trình này đã hết nên Techcombank chưa triển khai tiếp.

Theo ông Kiên, để DN có thể tiếp cần nguồn quỹ thông qua ngân hàng thì DN phải được quỹ duyệt tài trợ vốn. Cụ thể, quỹ giao cho ngân hàng nguồn vốn, khi đến ngân hàng, các gói đó sẽ được nhân viên ngân hàng tư vấn rất cụ thể cho khách hàng. Nguồn quỹ này được lồng vào các gói vay nên chúng tôi thường xuyên công bố thông tin này trên website hay các phương tiện truyền thông đại chúng.

Liên quan đến thông tin về các quỹ hỗ trợ cho DNNVV tại Việt Nam, ông Phạm Ngọc Long cho biết: Hiện nay, việc vay tiền không có tài sản đảm bảo không còn khó vì ngân hàng đang cần cho vay tiền, pháp luật lại rất mở, có rất nhiều quỹ có thể hỗ trợ được các DN vay vốn giá rẻ thậm chí còn được tài trợ thêm tiền nếu DN hoạt động tốt. Quỹ này hiện đang nằm ở Bộ KHCN và Cục Tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, còn có quỹ phát triển DNNVV. Quỹ này dành cho tất cả các DNNVV vay với lãi suất bằng 90% lãi suất bình thường và có thể thấp hơn trong thời gian từ 7-10 năm. Tổng quỹ là 3.000 tỷ đồng do 1 thành viên Hiệp hội DNNVV và 4 thành viên là DNNN quản lý. Điểm đặc biệt của quỹ này là không quan tâm nhiều tới tài sản đảm bảo mà chỉ quan tâm tới phương án kinh doanh.

Ông Long cho biết, chính sách của Việt Nam thời gian tới sẽ rất nhiều. Vì vậy, muốn tiếp cận được, DN phải dám hành động quyết liệt để đạt được mục đích.

Doãn Hiền

—————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Tài chính – Ngân hàng) 18-11-2014:

http://dddn.com.vn/tai-chinh-ngan-hang/nang-cao-kha-nang-tiep-can-von-cua-cac-dnnvv-201411180151236.htm

(198/3.298)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,268