613. Vốn sẽ đến doanh nghiệp minh bạch và hiệu quả

(NH) – Các DNNVV cần tập trung xây dựng phương án kinh doanh khả thi để nâng cao khả năng tiếp cận vốn.

Vẫn khó tiếp cận vốn?

Tại Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV trong bối cảnh Việt Nam hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN 2015”, tổ chức tại Hà Nội ngày 18/11, ông K.Balasingam – Tổng giám đốc Viện Nhân lực NH tài chính (BTCI) cho biết, các DNNVV Việt Nam đang trải qua giai đoạn đầy thử thách. Thể hiện ở nhu cầu tiêu dùng sụt giảm trong một thời gian dài; nhiều DN phải ngừng hoạt động và đặc biệt là khó khăn về tiếp cận nguồn vốn và dòng tiền.

“Hiện chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ NH, 70% còn lại phải tiếp tục sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao” – ông K.Balasingam dẫn ra một con số đáng chú ý.


DN kinh doanh hiệu quả không còn lo ngại là không vay được vốn

Trong khi đó, theo nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học quản trị DNNVV do Viện trưởng Phạm Ngọc Long đưa ra, tăng trưởng tín dụng ở khu vực DNNVV từ đầu năm đến nay chỉ ở mức 2%, trong khi tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống đạt khoảng 7-8%. Đồng thời, tổng giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB) tăng bình quân 7% suốt 3 năm gần đây. “Những yếu tố đó cho thấy mức độ tín nhiệm chung của các DNNVV đối với các NH là thấp, mặc dù xu hướng gần đây đã có dấu hiệu ấm dần lên” – ông Long nhận định.

Và ngay tại hội thảo này, cũng có nhiều ý kiến từ phía các DNNVV cho rằng việc tiếp cận vốn vẫn khó khăn. Đơn cử, một đại diện đến từ CTCP Sách Alpha cho rằng, các NH đều yêu cầu phải có TSĐB nếu muốn vay vốn, trong khi các DNNVV chuyên về dịch vụ và thương mại thì khó có TSĐB, nếu có cũng chủ yếu là dùng hàng hóa để làm TSĐB.

“Nếu làm ăn rất tốt, hiệu quả thì không có gì phải lo ngại là không vay được vốn trong lúc này” – ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định ngay. Luật sư này cho biết, hiện chỉ trên 50% TSĐB là bất động sản, còn lại là TSĐB dưới dạng hàng hóa luân chuyển, hàng hóa mua bán, tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy nếu cộng với việc DN làm ăn tốt, NH quản lý được dòng tiền vào – ra thì chắc chắn rất thuận trong đi vay.

Nếu tốt, hãy chứng minh

“Nhưng thực tế chúng tôi có tiếp cận với một số NH thì gặp khó khăn, vì TSĐB chẳng có gì, ngoài sách” – vị đại diện CTCP Sách Alpha tiếp tục chứng minh khó khăn tiếp cận vốn của công ty mình.

“Câu chuyện là ở chỗ, DN tốt thôi chưa đủ mà phải thể hiện được cho NH anh là DN tốt thực sự. Hãy cho NH thấy sự kinh doanh hiệu quả và tốt ấy của DN thông qua các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính minh bạch và cập nhật, nguồn tiền vào – ra rõ ràng… và chắc chắn là các NH sẽ rất sẵn sàng phục vụ” – Luật sư Đức nói và cho rằng, mấu chốt lúc này là DN cần chứng minh được khả năng trả nợ; phương án sản xuất kinh doanh hay bán hàng khả thi. Nếu DN chứng minh được điều này, chắc chắn các NH sẽ cạnh tranh nhau để cho vay.

Chia sẻ từ phía NH, ông Trần Trung Kiên, Phó giám đốc Khối khách hàng DN phụ trách miền Bắc của Techcombank cho rằng, một vấn đề DN gặp phải là nhu cầu vốn trung dài hạn ổn định để đầu tư sản xuất kinh doanh với lãi suất hợp lý. Và đây cũng chính là một khó khăn với các NH trong tìm kiếm những nguồn vốn như vậy để cho DN vay lại.

Bên cạnh đó, một điểm khá đặc biệt của loại hình DNNVV là đi lên từ những DN nhỏ hoặc siêu nhỏ vì chỉ là hộ gia đình, nên vấn đề minh bạch và cập nhật về tài chính cũng hạn chế. “Một trong những yếu tố quan trọng để NH cho vay là dựa trên các báo cáo tài chính. Ví dụ, NH chúng tôi thường yêu cầu DN cung cấp báo cáo tài chính 3 tháng hoặc 6 tháng gần nhất. Nhưng, có nhiều DNNVV cung cấp báo cáo tài chính với độ cập nhật rất chậm nên thực sự đây là những rào cản để NH có thể tin vào DN mà cấp vốn” – ông Kiên nói.

Vị này cũng khẳng định, phương án kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cho vay của các NH hiện nay, nhưng thường các chủ DN khi đến với NH chỉ đưa ra hợp đồng và nói muốn vay trên hợp đồng đó mà không giải thích được phương án cặn kẽ. Hơn nữa, kể cả khi đã có phương án kinh doanh tốt thì các chủ DN cũng cần thể hiện mức độ cam kết của mình.

“Ví dụ, nhiều DN chỉ muốn NH tài trợ vốn vay 100% cho hợp đồng sắp thực hiện. Nói thật, nghe đến bảo NH tài trợ vốn 100% thì chúng tôi cũng ngại.  Vì như vậy quá mạo hiểm khi bản thân chủ DN không dám tự tin với chính phương án kinh doanh của mình” – ông Kiên đơn cử.

Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, việc tiếp cận vốn của DNNVV hiện nay đã dễ hơn trước đây nhiều. Bên cạnh kênh NH, ông Nam cho biết một số quỹ cũng có thể giúp DN vay vốn tốt hơn như Quỹ Phát triển khoa học công nghệ, Quỹ Phát triển DNNVV… Trong đó, với Quỹ Phát triển DNNVV, các DN có thể vay với lãi suất chỉ bằng 90% (hoặc thấp hơn) so với lãi suất vay thông thường, thời gian vay có thể lên tới 10 năm. Quy mô quỹ này dự kiến 3000 tỷ đồng, kỳ vọng cuối năm nay sẽ có 500 tỷ đầu tiên để có thể bắt đầu cho vay ra.

Ông Nam cũng cho biết thêm, các DNNVV nên chuẩn bị các phương án kinh doanh khả thi nhất vì quỹ này không quan tâm nhiều đến TSĐB mà chủ yếu đến phương án kinh doanh tốt. Tới đây, các chính sách quan tâm đến khu vực DNNVV sẽ rất nhiều, nhưng mấu chốt là các DN cần hành động quyết liệt.

Bài và ảnh Đỗ Lê

————–

Thời báo Ngân hàng (Doanh nghiệp – Doanh nhân) 19-11-2014;

http://thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-von-se-den-doanh-nghiep-minh-bach-va-hieu-qua-27295.html

(219/1.179)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,811