617. Bỏ con dấu: Doanh nghiệp phải sống bằng lòng tin

(TNĐO) – Một trong những nội dung được quan tâm nhất trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, là bỏ con dấu doanh nghiệp (DN). Theo Điều 44, DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của DN theo quy định của pháp luật. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin tên DN và mã số doanh nghiệp.

DN Việt sẽ không bắt buộc dùng con dấu trong giao dịch kinbh doanh, tuy nhiên sẽ có nhiều rắc rối về pháp lý phát sinh. Ảnh: TL.

Đồng thời, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi tham gia các hoạt động kinh doanh, bên đối tác đương nhiên có các biện pháp kiểm tra toàn diện về doanh nghiệp, kể cả tính xác thực của con dấu để hai bên có thể tin tưởng, ký kết, thực hiện giao dịch.

Theo Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam là một trong số 7 quốc gia còn lại trên thế giới có quy định bắt buộc về sử dụng con dấu của tổ chức, DN, và có khoảng 171 quốc gia không quy định dùng con dấu. Tại nhiều quốc gia, việc sử dụng con dấu DN không mang tính bắt buộc, và mục đích sử dụng không nhằm bảo chứng chữ ký, xác định tư cách pháp lý mà chỉ thể hiện ý nghĩa là dấu hiệu, biểu trưng cho một tổ chức, DN mà thôi.

Ngoài ra, việc yêu cầu khắc dấu, quản lý con dấu phát sinh những chi phí không cần thiết đối với DN. Chẳng hạn, chỉ cần làm một phép tính đơn giản tại địa bàn TP.HCM, mỗi năm các DN, đơn vị trực thuộc DN được thành lập mới phải bỏ ra 6,4 đến 8,4 tỷ đồng và 40 ngàn ngày chi phí cho việc làm con dấu. Ước tính các DN, đơn vị trực thuộc được thành lập mới trong cả nước sẽ phải bỏ ra khoảng 12,8 – 16,8 tỷ đồng và từ 80 – 120 ngàn ngày cho việc xin cấp và khắc dấu.

Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay khởi sự kinh doanh ở Việt Nam gồm 10 bước thủ tục với 34 ngày, trong đó riêng bước khắc dấu mất 6 ngày. Vì vậy, bỏ quy định bắt buộc về con dấu sẽ làm giảm đáng kể thời gian khởi sự kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến từ phía những chuyên gia kinh tế, giới luật gia và ngay cả cac DN cho rằng con dấu mất đi đồng nghĩa với việc “cởi trói” rất nhiều thủ tục hành chính đi kèm, nhưng tính hoài nghi trong các văn bản giao dịch kinh doanh sẽ tăng cao. Theo đó, con dấu không phải là không làm giả được nhưng mất nhiều kỳ công, còn chữ ký của lãnh đạo các công ty, tổ chức kinh doanh chỉ cần “tập dợt” đôi ba lần là có thể ký y chang. Do đó, nhiều DN khẳng định rằng lúc này, DN cần phải “sống” bằng lòng tin.

“Nói thì lúc nào cũng dễ, nhưng để tạo được lòng tin cho một đối tác trên một hợp đồng kinh tế mà chỉ có mỗi chữ ký của người đại diện pháp luật không thôi thì phía đối tác không tránh khỏi sự ngờ vực”, ông Lý Cao Tín, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình điện miền Nam, cho Tinnhanhdiaoc.vn biết sáng 1-12.

Ở một góc độ khác, LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng bỏ được con dấu pháp lý bắt buộc là cởi bớt một xiềng xích đối với DN. DN phải bám chặt vào con dấu, là tự mua dây buộc mình. Tuy nhiên, khi đã quá phụ thuộc rồi, “ngựa quen đường cũ” rồi, bị trói chặt quá rồi, đã trở thành một phần tất yếu rồi, nay được tháo dây, cởi trói, thì rất có thể lại thấy mất mát, tiếc rẻ, lo lắng, thậm chí là sợ hãi, vì cái gì cũng có hai mặt lợi và hại.

Một DN khác cũng khẳng định rằng, việc sửa đổi quy định về con dấu theo Điều 44 Luật DN (sửa đổi) là cần thiết, theo đó không bắt buộc DN phải có dấu mà nên quy định DN có thể có con dấu hoặc không, nếu DN nào muốn có dấu thì có thể tự quy định đặc điểm con dấu của mình và đăng ký bảo vệ con dấu của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như thông lệ các nước trên thế giới.

“Quy định như hiện nay đã gây ra nhiều bất cập và trên thực tế đã xảy ra tranh chấp con dấu của DN trong nội bộ DN và đã có trường hợp bị cơ quan công an khởi tố về tội danh chiếm đoạt trái phép con dấu, cướp dấu, làm giả con dấu”, bà Nguyễn Lan Anh, Giám đốc Công ty kinh doanh và Phát triển nhà Lan Anh (Hà Nội), cho biết.

Khi được hỏi về việc không có con dấu thì sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn trong các giao dịch lĩnh vực bất động sản, bà Lan Anh cho rằng đây là lĩnh vực đòi hỏi giấy tờ, văn bản giao dịch rất nhiều, đặc biệt khi một DN kinh doanh bất động sản nào đấy muốn vay vốn ngân hàng làm dự án. Khi không còn con dấu, phía các ngân hàng có thể sẽ “dè chừng” DN hơn và mất nhiều thời gian “thẩm tra” tính pháp lý của chữ ký DN hơn.

Thay vào đó, bà Lan Anh cũng như nhiều DN khác đều đồng thuận rằng, mỗi lãnh đạo DN dù mới hay đang cũ cần nhất phải đăng ký chữ ký của mình với cơ quan quản lý nhà nước và xem giấy chứng nhận mẫu chữ ký, cũng như giấy chứng nhận mẫu con dấu, là loại giấy “thông hành” trong mọi giao dịch kinh doanh. Có như vậy, các bên làm ăn với nhau mới tạo lòng tin cho nhau.

“Song song với đó, bản thân mỗi DN cũng cần thiết phải kiểm tra thông tin, chữ ký của đối tác thông qua hệ thống mạng thông tin DN quốc gia. Từ đó, chúng ta sẽ có sự đối chiếu để tránh bị đối tác lừa đảo bằng việc giả mạo chữ ký”, bà Lan Anh cho Tinnhanhdiaoc.vn biết thêm.

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI, cũng cho rằng phải cần nhiều thời gian để DN chấp nhận sự thay đổi này. DN trong nước có thể tự quyết định việc sử dụng con dấu hay không,  nhưng những DN nước ngoài trước nay quá quen với hình ảnh con dấu trên các văn bản giao dịch kinh doanh tại Việt Nam. Nếu ngay sau khi Luật DN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, một vài DN vẫn dùng con dấu để giao dịch, vài DN thì không, chắc chắn sẽ bị nghi ngờ. Đặc biệt, các DN khởi nghiệp thích dung các mẫu dấu lạ mắt, hợp thời sẽ xảy ra nhiều rắc rối do tính pháp lý khi xảy ra tranh chấp vẫn chưa được rõ ràng.

Ngọc Phúc

—————

Tin nhanh Địa ốc (Phân tích – Nhận định) 01-12-2014:

http://tinnhanhdiaoc.vn/tin-tuc/bo-con-dau-doanh-nghiep-phai-song-bang-long-tin

(106/1.297)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,282