633. M&A ngân hàng: Không còn là tin đồn

(DNSG) – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng, để có thể tồn tại và phát triển, ngay lúc này các ngân hàng NH nhỏ phải ngồi lại với nhau để bàn đến sáp nhập (M&A). Viễn cảnh thị trường chỉ còn lại dưới 20 NH không còn xa.

Mạnh tay loại bỏ

Tính đến nay, hầu hết các NH đã hoàn thành bước đầu lộ trình cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt. Trong đó, phương án cơ cấu đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, NHNN chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc nào.

Nhờ đó, tình hình hoạt động của các NH này đã ổn định và dần cải thiện so với thời điểm bắt đầu thực hiện cơ cấu; các tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả được cải thiện và cơ bản đảm bảo quy định…

Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị tổng kết hoạt động các NH trên địa bàn TP.HCM, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, nhược điểm của các NH nhỏ là khả năng quản trị. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển, các NH nhỏ phải ngồi lại với nhau để bàn đến việc hợp nhất, sáp nhập.

Theo Thống đốc, các NH yếu kém sẽ khó có thể cạnh tranh trong thời gian tới nên cần thiết tìm đối tác để M&A thì mới có cơ hội để tăng trưởng. Đây cũng là mục tiêu chính của đề án tái cơ cấu của ngành đang được NHNN đẩy mạnh.

Trong 2 năm qua, hệ thống NH giảm 5 tổ chức tín dụng (TCTD) thông qua M&A, giải thể, đồng thời rút giấy phép 3 chi nhánh NH nước ngoài, cổ phần hóa 4 NHTM nhà nước. Kết quả này mở đầu cho làn sóng M&A NH trong năm 2015 vì còn rất nhiều NH đang tìm kiếm đối tác trên tinh thần tự nguyện.

Mở đầu cho M&A năm mới là Vietcombank sáp nhập với Saigonbank. Tiếp theo đó có thể có thêm 6 thương vụ hợp nhất, sáp nhập giữa các NH như BIDV – MHB, VietinBank – OceanBank hoặc PGBank, Southern Bank – Sacombank, MDB – Maritime Bank, GPBank – LienVietPostBank.

NamA Bank chưa có đối tác rõ ràng nhưng khả năng sáp nhập là chắc chắn. Đây cũng là hành động rõ nhất của nhà quản lý để đến năm 2017 đưa số NH giảm một nửa so với hiện nay.

Làm sao giải quyết được lợi ích các bên?

Về lý thuyết, các NH đang cố tạo ra những thông tin như mình là đơn vị chủ động sáp nhập để ổn định tâm lý khách hàng. Chẳng hạn, Nam A Bank cho biết đang tìm kiếm đối tác để sáp nhập. Bởi việc sáp nhập, hợp nhất, theo lãnh đạo của Nam A Bank, sẽ đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các NH đứng riêng rẽ.

Hay nói cách khác, khi hợp nhất, NH được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng cũng như mạng lưới phân phối… Tuy nhiên, cũng có thông tin bên lề cho rằng, Nam A Bank được chỉ định sáp nhập với Oceanbank.

  1. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tâm lý của các NH là không muốn sáp nhập, mà nếu muốn sáp nhập thì ai cũng giành quyền quản lý. Cho nên sáp nhập là không tránh khỏi, song rõ ràng các cuộc đàm phán nội bộ sắp tới đây sẽ rất căng thẳng.

Trừ khi NH đó thực sự lớn mạnh thì các NH nhỏ phải dựa vào để tồn tại. Còn nếu hai NH ngang nhau thì đàm phán càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận các NH yếu kém đã đến lúc cần phải sáp nhập, vì càng nấn ná càng bất lợi.

Cùng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty TNHH ANVI, chia sẻ, M&A NH tại thời điểm này có hai ý nghĩa: Trước hết là nhằm giảm chi phí, giảm lỗ, duy trì và tăng cường năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh trong lúc thị trường còn rất khó khăn.

Thứ hai, số NH đang gần như mất thanh khoản, nợ xấu tăng cao so với số NH đang hoạt động bình thường, nên khó tránh khỏi suy luận việc sáp nhập nhằm làm sạch bảng cân đối tài sản. Việc này, nếu có thì cũng là chính đáng và hợp lý, nhằm tránh tình trạng lỗ, và đảm bảo ổn định tâm lý cho người gửi tiền.

“Cái khó nhất là dàn xếp bảo đảm quyền lợi của hai bên. Không mấy khi có việc sáp nhập giữa hai NH ngang ngửa nhau về mọi mặt, mà thường thì một NH yếu hơn sáp nhập với NH mạnh hơn. Vì vậy, NH kém hơn sẽ có lợi hơn, nhưng ngược lại, NH tốt hơn lại có thể bị thiệt hơn”, ông Đức nói.

Do đó, xác định phần giá trị cổ phiếu (đối với NHTM cổ phần) như thế nào để cả hai bên thấy chấp nhận được, không bên nào thiệt nhiều mà cũng không bên nào lợi quá. Rồi sau đó là vấn đề công nghệ, nhân sự…

Tất cả đang có đầy đủ bộ máy, ai sẽ thôi việc, thôi chức vụ, ai sẽ giữ nguyên vị trí… Trong trường hợp này, NH không phải là sáp nhập, mà là hợp nhất, nhưng cũng không nằm ngoài tình trạng đó.

Cũng theo ông Đức, nhìn ở góc độ nhà điều hành, có câu hỏi đặt ra, liệu mục đích thực sự của NHNN trong các thương vụ sáp nhập ở đây là gì, chắc chắn không chỉ là việc cộng dồn cơ học để giảm số lượng NH, nhằm đạt mục tiêu chính sách của nhà quản lý. Khi đã lý giải được hết mọi thắc mắc, việc sáp nhập mới diễn ra trôi chảy được.

LINH CHI

————

Doanh nhân Sài Gòn (Diễn đàn) 20-01-2015:

http://m.doanhnhansaigon.vn/van-de/m-a-ngan-hang-khong-con-la-tin-don/1086324/

(356/1.059)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,785