640. Xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn: Luật sư cố gắng chứng minh Huyền Như gian dối để thoát tội tham ô

(CA) – Sau khi nghe quan điểm của Viện Kiểm sát (VKS), bước sang phiên xử ngày 25-12, các luật sư đã có bài bào chữa đầu tiên cho các thân chủ có đơn và yêu cầu kháng cáo tại phiên phúc thẩm. 

Phiên xét xử vào sáng 25-12

Luật sư Trương Thanh Đức, bảo vệ quyền lợi cho Navibank – một ngân hàng được xác định bị  Huyền Như lừa đảo chiếm 200 tỷ đồng mở đầu buổi bào chữa nêu ra 7 vấn đề, trong đó nhấn mạnh việc bản án sơ thẩm buộc Huyền như phải trả 200 tỷ cho Navibank là sai vì tiền của ngân hàng này đã được gửi vào Vietinbank. Theo ông Đức, nếu cho là Huyền Như đứng ra huy động thì Vietinbank vẫn phải trả cho khách hàng vì việc huy động vốn đúng quy định và tiền đã được chuyển vào cho Vietinbank. Đối với bốn nhân viên của Navibank, ông Đức cho rằng họ có sai sót, nhưng những sai sót này không phải là nguyên nhân mất tiền… Từ những luận cứ của mình, ông Đức đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm đối với phần liên quan đến Navibank và nhân viên Navibank để điều tra lại.

Khán phòng cũng tập trung về bài bào chữa đối với bị cáo Võ Anh Tuấn (SN 1972, quê Thái Bình) – cựu phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè. Trong bản án sơ thẩm, Võ Anh Tuấn bị kết tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với vai trò giúp sức và ngay sau khi phiên sơ thẩm kết thúc, VKS nhân dân TPHCM kháng nghị tăng hình phạt. Trong phiên phúc thẩm, bị cáo Tuấn có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đại diện VKS Tối cao bác kháng cáo đồng thời cũng không xem xét kháng nghị của VKS nhân dân TPHCM và đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên mức án đối với bị cáo Tuấn. Luật sư của Võ Anh Tuấn đồng ý với quan điểm này và đưa ra các ý kiến chứng minh Tuấn không “lừa đảo với vai trò giúp sức” vì ngoài 10 giấy xác nhận với Công ty Thái Bình Dương, cũng như hợp đồng ký với công ty Phúc Vinh nhưng không thực hiện thì các chữ ký và con dấu của Tuấn đều bị Huyền Như làm giả. Điều này có nghĩa rất quan trọng bởi trong vai trò đồng phạm tội lừa đảo không có sự đồng thuận về mặt ý chí của Tuấn cũng như không có sự bàn bạc và giúp sức. Ngoài phần bào chữa của luật sư, Võ Anh Tuấn cũng có đôi lời về việc thừa nhận hành vi của mình trong việc ký 10 giấy xác nhận đưa cho Công ty Thái Bình Dương. Tuấn cho rằng hợp đồng mà bị cáo ký là hợp đồng tiền gửi do Như giới thiệu nhưng không thực hiện được. Sau đó, Như đã dùng một bản để ghép vào hợp đồng với Công ty Thái Bình Dương.

Thu hút sự chú ý nhất trong ngày xử thứ 9 là phần bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như của luật sư Nguyễn Văn Ngoan. Chúng tôi đã đưa tin trong số báo trước, tại tòa phúc thẩm, đại diện VKS Tối cao cho rằng, Huyền Như có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao; đồng thời VKS cũng đề nghị Hội đồng xét xử hủy một phần bản án liên quan đến tội “chiếm đoạt tài sản” của Huyền Như tại 5 công ty: Hưng Yên, SBBS, Toàn Cầu… để điều tra hành vi “tham ô tài sản” đối với Huyền Như.

Vị luật sư này cho rằng, bị cáo Huyền Như đã chấp nhận mức án được phán quyết tại tòa sơ thẩm và không kháng cáo, đồng thời cũng không có kháng nghị liên quan đến tội danh của bị cáo. Với đề nghị của VKS Tối cao là hủy và chuyển hành vi lừa đảo 5 công ty để điều tra tội danh “tham ô tài sản” đối với Huyền Như, luật sư Ngoan  cho rằng Huyền Như không lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Số tiền mà Như chiếm đoạt không phải tài sản mà Như có trách nhiệm quản lý nên Huyền Như không phạm tội “tham ô tài sản”. Để khẳng định lập luận này, luật sư chứng minh Như chỉ gian dối. Đó là do bị chủ nợ thúc ép nên Như chiếm đoạt tiền trả nợ. Đây là thái độ phó mặc khả năng chi trả dẫn đến vỡ nợ. Khi có dấu hiệu không có khả năng chi trả mà Huyền Như vẫn vay là đặc trưng của hành vi gian dối. Huyền Như đã làm dấu giả, xưng danh giả, chữ ký giả… Trong quá trình giao dịch, Như có bồi dưỡng tiền lót tay cho người trực tiếp giao dịch với Như và lợi ích là lãi suất vượt trần. Khi có lợi ích, người môi giới chấp nhận mọi việc tạo điều kiện cho Như thực hiện hành vi lừa đảo trót lọt.

Luật sư tiếp tục chứng minh rằng trong diễn biến vụ án Huyền Như đã làm hợp đồng giả khiến các đơn vị tin là thật, lấy chiêu bài lãi suất cao để các cá nhân đơn vị bỏ mặc tài khoản. Đây là sơ hở của chủ tài khoản trong giao dịch dẫn đến Như chiếm đoạt trót lọt. Luật sư của Huyền Như chứng minh tiếp về điều này,  đó là trong quy định quản lý tài khoản của Viettinbank, Như không có vai trò quản lý tài khoản giao dịch. Việc Như phê duyệt chuyển tiền là do chủ tài khoản sơ hở và vì khoản lót tay hậu hĩnh nên đã bỏ qua cho Như thực hiện lừa đảo.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử hỏi Huyền Như về việc có bổ sung thêm vào phần bào chữa của luật sư hay không? Như cho biết đồng ý với ý kiến của luật sư và xin Hội đồng xét xử xem xét xâu chuỗi hành vi của bị cáo, đó là từ ý thức thỏa thuận với khách hàng chứ không phải là người cho chức vụ quyền hạn để thực hiện việc chiếm đoạt tiền.

Trong ngày, các luật sư tiếp tục tham gia phiên tòa với luận điểm bào chữa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các Công ty SBBS, Hưng Yên, Bảo hiểm Toàn Cầu… Tại phiên tòa phúc thẩm, VKS đề nghị hủy phần bản án sơ thẩm liên quan đến 5 công ty để điều tra lại.

Hà – Phúc

—————

Công an TP HCM (Bình yên cuộc sống) 26-12-2014:

http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&p=&id=531138

(162/1.174)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,295