652. Tịch thu xe vi phạm nồng độ cồn: Khó khả thi?

(Radio VN) – Ủy ban ATGT Quốc gia vừa đề xuất biện pháp tịch thu cả xe máy và ô tô nếu người điều khiển có nồng độ cồn trên 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những quy định xử phạt được đề xuất áp dụng từ 15/3

Tại văn bản gửi Chính phủ mới đây về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) đã đề xuất cho phép các bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3.

Lý giải về hình thức xử phạt nêu trên, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGTQG cho rằng, với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao, vượt quá 0,4mg/l khí thở, khi điều khiển phương tiện rất dễ gây ra tai nạn. Và khi tai nạn xảy ra, không chỉ người uống rượu bia bị thiệt hại, mà chắc chắn sẽ liên quan đến những người tham gia giao thông khác trên đường. Do vậy, nếu chỉ phạt tiền đối với người vi phạm nồng độ cồn như hiện nay sẽ không tạo răn đe mạnh. Việc tước bằng lái xe và tịch thu phương tiện sẽ là sự cảnh báo tác động đến tâm lý của nhiều người tham gia giao thông.

Việc tịch thu phương tiện vi phạm sẽ tác động đến ý thức người tham gia giao thông. 

“Trong quy định về xử phạt, tất cả các nước đều có hướng: đối với những hành vi có nguy cơ cao uy hiếp an toàn giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người ta thường có chế tài nặng, ví như ở Nhật Bản phạt tù 5 năm và phạt tiền đến 4.500USD đối với lái xe uống rượu say. Do vậy, sau khi nghiên cứu chế tài xử phạt tại một số nước, UBATGTQG đã đề xuất biện pháp này”, ông Khuất Việt Hùng nói.

Không thể tịch thu phương tiện?

Cũng có nhiều ý kiến tán thành việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới. Song, cũng có ý kiến cho rằng việc tịch thu phương tiện của người vi phạm sẽ khó khả thi vì đó là quyền sở hữu hợp pháp của chủ phương tiện. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI cho rằng, chỉ những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho xã hội, như cướp giật, buôn lậu mới có thể tịch thu. Còn với ô tô, xe máy, dù người điều khiển có thể vi phạm về nồng độ cồn khi đang điều khiển phương tiện cũng không thể tịch thu, vì đó là quyền sở hữu tài sản của công dân và quyền đó được pháp luật công nhận và bảo vệ.

“Lỗi quá chén dẫn đến vi phạm giao thông có thể bị phạt rất nặng, thậm chí mức phạt bằng giá trị chiếc xe, có thể phạt tiền tỷ vì vi phạm hành chính, chứ tịch thu nó thì không có cơ sở pháp lý, không hợp lý vì chủ sở hữu đâu có lỗi và hành vi của người ta đâu phải là hành vi dùng cái xe đó để phạm tội”, luật sư Trương Thanh Đức lý giải. 

Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, nguyên tắc xử phạt cần công bằng, người tham gia giao thông vi phạm lỗi gì thì ứng xử bằng chế tài tương tự. Với hành vi vi phạm nồng độ cồn, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính với mức cao, cơ quan chức năng có thể giữ xe 3 tháng, như vậy sẽ có sơ sở pháp lý và tăng tác dụng răn đe đối với người vi phạm.

HOÀI HƯƠNG – BÁO VOV

————

Radiovietnam (Xã hội) 07-3-2015:

http://radiovietnam.vn/xa-hoi/2015/03/tich-thu-xe-vi-pham-nong-do-con-kho-kha-thi/

(250/716)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,426