690. Làm rõ quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân

(ĐBND) – Thời gian qua, hàng loạt vụ vi phạm pháp luật của pháp nhân có ảnh hưởng xấu, trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền lợi của xã hội nhưng vẫn vướng mắc trong xử lý do chưa có nguồn luật điều chỉnh. Đơn cử như vụ công ty Vedan xả thải ra sông Đồng Nai hay Nicotex Thanh Thái thải ra môi trường hàng tấn thuốc sâu độc hại… Đó là những ví dụ thực tiễn được đưa tại Hội thảo “Bộ luật Hình sự – dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp” do VCCI tổ chức ngày 23.4 vừa qua…

Cần quy định truy cứu trách nhiệm hình sự

Xuất phát từ thực tiễn trong những năm gần đây tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân mang tính phổ biến với mức độ nguy hiểm cao, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế trong khi hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu cơ chế xử lý thích đáng đối với hành vi vi phạm, dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân – một biện pháp mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đây cũng là nội dung lớn, quan trọng hiện còn nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng – Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng, việc quy định TNHS đối với pháp nhân trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) là vô cùng cần thiết. Hiện đang có quan điểm cho rằng, pháp nhân không phải là chủ thể hữu hình nên không thể trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, hơn nữa, bằng hình phạt vật chất, cơ quan tài phán, tòa án đã có thể áp dụng trách nhiệm dân sự, hành chính đối với pháp nhân khi có lỗi. Tuy nhiên, pháp nhân được ra đời và hình thành là thực thể được pháp luật thừa nhận, có ý chí trên cơ sở thống nhất ý chí của tập thể cá nhân, do vậy không thể nói pháp nhân không có ý chí và việc áp dụng pháp luật hình sự là hoàn toàn có thể được, để tạo sự công bằng bình đẳng cho xã hội.

Nguồn: ITN

Thực tế cho thấy, TNHS của pháp nhân đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia như công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng, công ước chống tội phạm xuyên quốc gia. Trên thế giới những nước như Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Balan, Rumami hay Nhật Bản, Trung Quốc cũng có quy định TNHS đối với pháp nhân. Bà Lê Thị Hòa, Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, có tới 120 nước quy định TNHS đối với pháp nhân, mặc dù còn một số nước không có quy định nhưng ngay tại pháp luật chuyên ngành, họ đã có cách thức xử lý hành chính riêng, áp dụng xử phạt đối với cả những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt khác, thực tế cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ bằng công cụ hành chính, dân sự các cơ quan quản lý nhà nước như thanh tra địa phương không thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Bởi trong lĩnh vực dân sự, việc cung cấp chứng cứ chứng minh bảo vệ quyền lợi thuộc về các đương sự, trong trường hợp các đương sự vi phạm không cung cấp chứng cứ, các đương sự ở phía thế yếu như người dân không thể thu thập được tài liệu thì cũng rất khó để khởi kiện được. Nếu pháp nhân là chủ thể chịu TNHS thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng ngay các hoạt động tố tụng, ngăn chặn thu thập toàn bộ chứng cứ và đưa ra được chế tài xử phạt phù hợp. Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định TNHS của pháp nhân có thể giải quyết được vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay như các doanh nghiệp xả thải ra môi trường hay doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyển giá và trốn thuế, có thể kịp thời áp dụng các biện pháp tố tụng, hạn chế một số quyền của cá nhân, pháp nhân để thu thập chứng cứ, đưa ra xét xử công khai, minh bạch.

… song vẫn còn băn khoăn

Rõ ràng, việc quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm không những không ảnh hưởng tới sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mà càng bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn. Song, quy định lỗi của pháp nhân như thế nào cho hợp lý vẫn là câu hỏi được đặt ra. Để bảo đảm tính khả thi, Điều 72 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửãa đổi) đã có quy định nguyên tắc xác định TNHS của pháp nhân, bao gồm hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân; vì lợi ích của pháp nhân chứ không phải của cá nhân; hành vi phạm tội dưới sự điều hành, chấp nhận của pháp nhân.

Đại diện Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC cho rằng, Bộ luật Hình sự cần làm rõ thế nào là được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân, để bảo đảm áp dụng thống nhất trên thực tiễn. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng, quy định này cần bị loại bỏ, bởi theo nguyên tắc thông thường, mọi hoạt động nhân danh pháp nhân hoặc có sự chỉ đạo, điều hành và được chấp nhận bởi pháp nhân mặc nhiên được coi là hoạt động vì lợi ích của pháp nhân. Trong trường hợp pháp nhân thực hiện hành vi để đem đến lợi ích không chính đáng cho tổ chức, cá nhân khác thì hành vi này vẫn cần phải bị xử lý hình sự.

Theo ông Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, mặc dù khoản 2, Điều 72 dự thảo có quy định, việc truy cứu TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân, song điều khoản này vẫn chưa rõ về phạm vi giới hạn TNHS của cá nhân và pháp nhân trong cùng một vụ án, cần quy định cụ thể về đại diện quyền lợi của doanh nghiệp để bảo đảm việc xử lý đúng người, đúng tội, tránh tình trạng một hành vi phạm tội bị xử lý hình sự nhiều lần. Ông Nguyễn Duy Dụ, Công ty Luật TNHH Đông Ngàn cũng cho rằng, cần phải làm rõ loại tội mà pháp nhân phải chịu TNHS, trách nhiệm liên đới của người đại diện hợp pháp, cá nhân và tập thể. Đơn cử như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, trong trường hợp vi phạm, lợi ích của pháp nhân có thể đồng nhất với lợi ích của cá nhân nhưng được biểu hiện dưới hình thức khác nhau. Do vậy, việc áp dụng khoản 2, Điều 72 có thể bị coi là áp dụng quá nhiều hình phạt cho cùng một tội, một chủ thể, mặc dù về bản chất chủ thể này phạm tội với các tư cách khác nhau.

Hiện nay, dự thảo Bộ luật Hình sự đang đi theo hướng truy cứu TNHS đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế mà chưa áp dụng đối với pháp nhân khác. Xung quanh nội dung này có ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ khó bảo đảm được sự bình đẳng về quyền giữa các chủ thể có cùng tư cách pháp nhân, vì mọi pháp nhân đều có thể đưa tài sản của mình tham gia vào giao dịch dân sự, do vậy cần phải xem xét lại và mở rộng TNHS đối với mọi pháp nhân. Đơn cử như Trung Quốc, mọi xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, hiệp hội cũng phải chịu TNHS và không loại trừ doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, nếu không có quy định chặt chẽ, sẽ dẫn tới hệ lụy khó lường, đơn cử như nếu doanh nghiệp tư nhân không phải chịu TNHS mà chỉ giới hạn trách nhiệm của công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ dẫn tới nhiều doanh nghiệp lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân vì sợ bị truy cứu TNHS.

Thảo Mộc

—————

Đại biểu Nhân dân (Pháp luật) 25-4-2015:

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=347616

(96/1.459)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.391. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.(TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản...

Ngăn chặn những "văn phòng bất động sản di động" đẩy giá đất. (VTV.vn)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 231,824