692. Góc nhìn Luật sư vụ phí bảo trì của Keangnam

(CFF) – Liệu cư dân ở đây có khả năng mất trắng 125 tỷ đồng phí bảo trì khi tòa Keangnam được bán cho chủ mới và người dân có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là những trao đổi của các luật sư với báo chí xung quanh trong vấn đề này.

Năm 2010, hơn 900 căn hộ tại 2 tòa nhà Keangnam Hà Nội đã được bán hết. Theo luật định, chủ đầu tư phải trích lập 2% tổng trị giá các căn hộ tại đây để sử dụng làm phí bảo trì tòa nhà. Cũng theo qui định trên, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển lại khoản tiền này cho người dân ngay khi thành lập ban quản trị tòa nhà. Tuy nhiên thì đến thời điểm hiện tại, tức là 3 năm sau khi có ban quản trị, số tiền bảo trì của chung cư này vẫn chưa được chuyển giao.

Điều đáng nói là sự mập mờ của chủ đầu tư về khoản tiền này. Mỗi lần, chủ đầu tư lại công bố một con số khác nhau. Phải đến tháng 3 vừa qua, chủ đầu tư mới công nhận bằng văn bản là đang sở hữu số tiền 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo cư dân Keangnam thì số tiền phí bảo trì còn lớn hơn nhiều, lên đến 160 tỷ đồng.

Hiện cư dân Keangnam đang lo lắng về số phận khoản tiền phí bảo trì này khi phía Tập đoàn Keangnam đang rao bán tòa nhà Keangnam Landmark 72. “Khi bán xong họ về nước chúng tôi không biết nhận số tiền ấy từ đâu”, ông Đoàn Kỳ Thụy, một cư dân của tòa nhà lo lắng.

Liệu cư dân ở đây có khả năng mất trắng 125 tỷ đồng phí bảo trì khi tòa Keangnam được bán cho chủ mới và người dân có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là những trao đổi của các luật sư với báo chí xung quanh trong vấn đề này.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trong trường hợp công ty phá sản, số tiền khoảng 125 tỷ đồng phí dịch đó là khoản tiền mà chủ đầu tư đang nợ người mua nhà. Nếu công ty phá sản, thì đúng là có nguy cơ mất số tiền đó. Theo quy định của Luật Phá sản năm 2014, thì nó không thuộc vào khoản nợ được ưu tiên trả trước các khoản nợ khác. Đây cũng là một sự hạn chế bảo vệ người mua nhà chung cư của Luật Nhà ở năm 2006 cũng như Luật mới năm 2014 (có hiệu lực từ 01-7-2014).

Còn theo Luật sư Nguyễn Văn Hà, trong trường hợp tòa Keangnam Landmark 72 rao bán và đã có đơn vị nhận mua tòa nhà đó thì quyền lợi cư dân vẫn được đảm bảo. Dù tòa nhà Keangnam Landmark 72 nằm tách biệt so với 2 tòa chung cư mà cư dân keangnam đang sinh sống nhưng đây lại nằm trong 1 dự án mà Keangnam đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, khi bán 1 phần trong tòa nhà đó thì phải có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

“Mà hiện nay các cư dân Keangnam đang có đề nghị liên quan đến khoản 2% phí bảo trì chung cư mà các cư dân đã nộp cho Keangnam lên các cơ quan chức năng. Vì vậy để bán được tòa nhà đó, Keangnam phải giải quyết 2% phí bảo trì”, ông Hà cho biết.

Nhìn nhận ở một góc độ khác, Luật sư Nguyễn Văn Thái, Công ty luật hợp danh Bross & Partners lại cho rằng, các hộ dân hoàn toàn có quyền là đề nghị được tham gia 3 bên liên quan đến đàm phán thỏa thuận về quĩ bảo trì đó.

Cũng theo ông Thái: “Giả sử khoản tiền đó Keangnam đã sử dụng mất rồi và chủ đầu tư mới khi mà nhận chuyển nhượng lại thì sẽ phải thanh toán 1 khoản tiền để thế quyền sở hữu đối với Keangnam thì các hộ dân có quyền tham gia yêu cầu là trích đúng bằng khoản tiền quĩ bảo trì tòa nhà từ chủ đầu tư mới sang cho các hộ dân thay vì thanh toán cho Keangnam và đứng trước nguy cơ phải tiếp tục chạy theo đòi Keangnam”.

Từ vụ Keangnam, có thể sắp tới Việt Nam sẽ có nhiều dự án tương tự, để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà cũng như các bên cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người mua nhà, với tư cách là bên yếu thế trong giao dịch với các công ty kinh doanh bất động sản.

Ngay cả quy định mới nhất sắp có hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản, về việc phải có bảo lãnh của ngân hàng đối với việc bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì chỉ bảo lãnh về thời hạn giao nhà, mà không có bảo đảm về chất lượng của công trình nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Cũng chưa có gì bảo đảm cho việc bàn chuyển giao kinh phí bảo trì (do chủ đầu tư thu) cũng như việc thành lập và bàn giao nhà cho Ban quản trị. Và đặc biệt là gần như không có gì bảo đảm cho nghĩa vụ bảo hành nhà ở.

Luật sư Trương Thanh Đức

Lan Nhi (Tổng hợp)

Theo Trí thức trẻ

———————–

CafeF (Bất động sản) 17-05-2015:

http://cafef.vn/thi-truong/goc-nhin-luat-su-vu-phi-bao-tri-cua-keangnam-20150517110838901.chn

(366/1.151)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,426