694. Chát như lãi vay tiêu dùng

(KTĐT) – Thủ tục, điều kiện cho vay nhanh gọn, dễ dàng, tuy nhiên, nhiều khách hàng đang phải “dở khóc, dở mếu” khi vay mua hàng trả góp tại các công ty tài chính vì lãi suất “cắt cổ”.

Nhân viên công ty cho vay tài chính PPF tư vấn cho khách hàng vay trả góp. Ảnh: Thanh Nhi

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trước khi quyết định vay tiêu dùng trả góp, người vay cần tư vấn và tìm hiểu kỹ các món vay này.

Lãi cao, rủi ro lớn

Có nhu cầu mua một chiếc iPad nhưng chưa đủ tiền, anh Nguyễn Hải (Hà Đông, Hà Nội) quyết định tìm đến dịch vụ cho vay tiêu dùng. Tại cửa hàng Thế giới di động trên phố Thái Hà (Hà Nội), anh Hải được nhân viên Công ty tài chính PPF tư vấn, số tiền ban đầu khách hàng phải trả là từ 30 – 70% giá trị sản phẩm. Theo tính toán của nhân viên này, với sản phẩm iPad Air 16GB giá 15,79 triệu đồng, nếu trả trước 30%, tương đương gần 4,8 triệu đồng, lãi suất khách hàng phải trả là 5,68%/tháng. Như vậy, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi là 1,458 triệu đồng/tháng, bình quân mỗi tháng phải trả khoảng 600.000 đồng tiền lãi cho khoản vay gần 11 triệu đồng kỳ hạn 12 tháng. Bên cạnh PPF, tại cửa hàng này, khách hàng có thể lựa chọn thêm dịch vụ vay trả góp của Công ty tài chính ACS với lãi suất 30%/năm.

Lãi suất cao nhưng dịch vụ cho vay trả góp vẫn tương đối hút khách. Lý do là vì thủ tục nhanh gọn, không yêu cầu tài sản thế chấp, chỉ cần có chứng minh thư và hộ khẩu là khách hàng có thể được duyệt vay. Bởi vậy, khi không thể tiếp cận được vốn ngân hàng vì các yêu cầu về tài sản thế chấp và chứng minh khả năng trả nợ, nhiều khách hàng đã tặc lưỡi tìm đến dịch vụ cho vay trả góp.

Hiện, nhiều ngân hàng, công ty tài chính đang triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi, đến tận các siêu thị, cửa hàng để mời chào vay vốn, đáp ứng nhu cầu mua hàng tiêu dùng trả góp tăng mạnh của người dân, với điều kiện vay vô cùng đơn giản, không cần tài sản thế chấp. Thế nhưng, ẩn trong những hợp đồng cho vay “dễ tính” ấy là những “bẫy” lãi suất và phí phạt tinh vi.

Tìm hiểu kỹ để không mắc “bẫy”

Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần phải làm thế nào để “quản” được lãi vay tiêu dùng, sớm có quy định về cho vay nặng lãi để người vay không phải “cắn răng” vay vốn lãi suất cao. Các ngân hàng cũng phải tạo điều kiện để người vay không “dính bẫy” vay nặng lãi tại các công ty tài chính”.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI Trương Thanh Đức

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trước khi quyết định vay tiêu dùng trả góp, người vay cần tư vấn và tìm hiểu kỹ các món vay này. Nếu vội vàng, rất có thể khách hàng sẽ bị cái “bẫy” vay dễ, nhanh, số tiền phải trả hàng tháng được chia nhỏ mà nhiều công ty tài chính đang thực hiện để hấp dẫn người vay.
“Khi tư vấn, nhân viên các công ty tài chính thường chia nhỏ các mức phải trả theo tháng để người vay cảm thấy phù hợp với khả năng thanh toán của mình. Người vay thường khó có thể nắm rõ cách chia nhỏ lãi suất này. Nhiều khi, lúc mời chào, họ tính toán cho khách hàng, đưa ra một con số như vậy nhưng thực chất lại không phải như thế. Nếu tính theo tháng thì tưởng là thấp nhưng khi cộng vào cả năm mới thấy khủng khiếp” – chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong chia sẻ.
Tại Công ty PPF, khi khách hàng hỏi hồ sơ về để nghiên cứu trước thì được nhân viên trả lời là Công ty chỉ đưa hợp đồng khi khách đã được duyệt vay. Mức phí thanh lý sớm hợp đồng cũng “chát” không kém lãi suất là 15% tính trên số tiền gốc còn lại.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng Cao Sĩ Kiêm cho rằng, tình trạng khách hàng bị “bẫy” khi vay tiêu dùng lãi suất cao, dẫn đến tranh chấp, vướng nợ xấu là rất đáng lo. Lỗi một phần dẫn đến tình trạng trên là do khách hàng quá chủ quan, không chịu đọc kỹ hợp đồng. “Tuy nhiên, đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa có các quy định về lãi suất với các công ty tài chính. Chính vì thế, lời khuyên tốt nhất đối với khách hàng hiện vẫn chỉ là cần đọc kỹ hợp đồng trước khi ký” – ông Kiêm cảnh báo.

Đinh Nguyễn

———–

Kinh tế & Đô thị (Thị trường  tài chính) 12-5-2015:

http://www.ktdt.vn/kinh-te/thi-truong-tai-chinh/2015/05/8102C089/chat-nhu-lai-vay-tieu-dung/

(72/861)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,459