(ĐSPL) – Chiều nay (12/6), Hội Luật gia Việt Nam – Báo Đời sống & Pháp luật, Báo Điện tử Người Đưa Tin phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng VN, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội thảo “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý”.
Tham dự hội thảo của Luật gia Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, TS. Cao Sĩ Kiêm- Nguyên Thống đốc NHNN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; TS. Trương Văn Phước- Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; TS.Nguyễn Hữu Nghĩa- Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng- NHNNVN; các chuyên gia kinh tế, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Chính phỉ; các Bộ, Ngành; đại diện lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp ở khắp cả nước.
Thời gian qua, các Cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tể về xử lý nợ xấu cho thẩy để xử lý nhanh và hiệu quả, các nước thường phải chi một khoản lớn từ Nhà nước, đồng thời phải có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu, Luật về Công ty quản lý tài sản và có thị trường tài chính pháp triển. Trong khi đó, ở nước ta, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải ưu tiên bảo đảm an sinh xã hội, đầu tư phát triển nên không có nguồn để xử lý nợ xấu.
Hội thảo “Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý”. |
Thực tiễn xử lý nợ xấu ở nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo Luật sự Trương Thanh Đức: “Vướng mắc lớn nhất chính là sự cản trở pháp lý với 4 nhóm: Cản trở pháp lý do xung đột pháp luật; cản trở pháp lý do sự bất cập pháo luật; cản trở pháp lý do áp dụng sai luật và cản trở pháp lý do bất chấp pháp luật” và “ước lượng 70% rào cản xử lý nợ xấu là do các vướng mắc pháp lý”.
Đặc biệt, việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do liên quan đến nhiều quy định, thủ tục… Thậm chí, nhiều vụ việc được khởi kiện ra tòa, nhưng do sự chây ỳ, không hợp tác của người vay nợ trong khi pháp luật thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nên vụ việc kéo dài nhiều năm mà không thể giải quyết dứt điểm. Điều đó phần nào làm cho nợ xấu tích tụ và để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Tại Hội thảo, các diễn giả là những chuyên gia kinh tế nổi tiếng tập trung thảo luận vào 3 nội dung chính:
– Nêu lên khó khăn, vướng mắc về pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian qua.
– Những bài học kinh nghiệm về giải quyết nợ xấu của nước ngoài.
– Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để giảm trừ và giải quyết nợ xấu trong thời gian tới.
Theo TS. Vũ Đình Ánh: “Muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể chỉ trông chờ và nỗ lực của riêng ngành Ngân hàng mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức đơn vị có liên quan, từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy trình thủ tục đến thực phi pháp luật liên quan đến tín dụng ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp. NHNN nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ xây dựng để chính sửa các quy định có liên quan từ Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở đến các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người vay nợ.
AN NHIÊN
————–
Đời sống & Pháp luật (Sự kiện – Chuyên đề) 12-6-2015:
(189/782)