706. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm nợ xấu

(XD) – Nợ xấu vẫn được coi là “cục máu đông” cản trở sự phát triển của nền kinh tế, khi mà những chính sách và pháp lý để xử lý nợ xấu vẫn còn mang tính nửa vời. Đó là một trong những nội dung chính được các diễn giả phân tích tại Hội thảo Giảm trừ và giải quyết nợ xấu 2015 dưới góc nhìn pháp lý, do Hội Luật gia Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội, chiều 12/6.

Cần luật xử lý nợ xấu công khai

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Cty Luật ANVI, vướng mắc lớn nhất gây khó khăn cho việc xử lý nợ xấu ngân hàng (NH) chính là sự cản trở pháp lý do xung đột pháp luật, bất cập pháp luật, áp dụng sai luật và do bất chấp pháp luật. Theo quy định về xử lý tài sản cầm cố, xử lý tài sản thế chấp hay về giao dịch bảo đảm thì các tổ chức tín dụng (TCTD) có quyền tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm. Tuy nhiên thực tế, các TCTC gần như không thể tự thực hiện được quyền này bởi hành động xử lý nợ liên quan đến nhiều quy định khác về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗở… quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật công chứng.

Trong nhiều trường hợp, muốn phát mại tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thì lại phải thay đổi mục đích sử dụng đất. Hay nếu tài sản gắn liền với đất thuê tại khu công nghiệp (luôn đi cùng với giấy chứng nhận đầu tư), thì việc mua bán, chuyển nhượng rất dễ bế tắc nếu Giấy phép đầu tư liên quan không được thu hồi, thay đổi, cấp mới.

Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Cty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), đã bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm hỗ trợ VAMC xử lý nợ, nhưng vướng mắc tương tự của các TCTD thì không được áp dụng quy định này.

Nhiều tài sản thế chấp là nhà đất có sự khác nhau giữa hiện trạng và giấy tờ pháp lý. Tình trạng xây mới, cơi nới, thay đổi công trình không đúng với giấy phép rất phổ biến. Việc này có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm thế chấp tài sản. Đặc biệt là hàng triệu căn nhà ở nông thôn chỉ có sổ đỏ mà không được ghi nhận tài sản trên đất. Trong khi hợp đồng thế chấp và việc đăng ký tài sản thế chấp phải lệ thuộc hoàn toàn vào các giấy tờ pháp lý, không được phép mô tả tài sản theo thực tế.

Khi phải xử lý tài sản thế chấp, nếu bên thế chấp cho rằng không thế chấp phần tài sản không được ghi nhận rõ trên sổ đỏ cũng như hợp đồng thế chấp, sẽ khiến các TCTD rơi vào bế tắc trong việc xử lý tài sản thế chấp.

Ngay cả khi bên nhận thế chấp đã ký hợp đồng công chứng, đăng ký thế chấp, giữ giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp…nhưng vẫn phải “bó tay” nếu như tài sản thế chấp xuất hiện người thứ ba đang thuê, chiếm giữ hợp pháp hay bất hợp pháp như một đối thủ tranh giành quyền lợi với các TCTD.

Bên thứ ba càng đầu tư nhiều tiền, trả tiền trước nhiều thời gian thì quyền của các TCTD càng hạn chế, thậm chí là mất.

Ông Trương Thanh Đức cho rằng, không dưới 70% rào cản xử lý nợ xấu là do vướng mắc pháp lý. Để tháo gỡ những xung đột, bế tắc về mặt pháp lý trong xử lý nợ xấu hiện nay cần có một đạo luật xử lý nợ xấu công khai.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Theo báo cáo khảo sát số 376/BC-TCTHADS ngày 30/1/2015 của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 30/09/2014, có tới hơn 13.500 vụ việc thi hành liên quan đến TCTD nhưng mới giải quyết xong được hơn 700 vụ việc, chiếm hơn 5,2%. Cả NH và khách hàng đều thiệt hại nặng nề khi lôi nhau ra toà, bởi để xử một vụ án, việc phát mại tài sản phải mất vài năm thậm chí cả chục năm, điều này kéo theo nhiều chi phí liên quan, làm cho giá trị tài sản bị hao mòn…

Như vậy, việc NH Nhà nước và Bộ Tư pháp ký kết quy chế phối hợp trong thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động NH là nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các TCTD cũng như người đi vay.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nói, muốn xử lý nợ xấu nhanh, dứt điểm và hiệu quả thì không thể trông chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng ngành NH mà còn cần sự tham gia tích cực của các tổ chức liên quan, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục cũng như việc thực thi pháp luật tín dụng NH trong xử lý tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp.

Ông Vũ Đình Ánh khuyến nghị: NH Nhà nước nên đóng vai trò đầu mối phối hợp với các bộ, ngành liên quan như các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, để chỉnh sửa các quy định có liên quan đến các Luật: Dân sự, Đất đai, Nhà ở và các văn bản hướng dẫn dưới luật, nhằm đẩy nhanh tiến độxử lý tài sản bảo đảm, tài sản thế chấp, góp phần xử lý dứt điểm nợ xấu, đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ nợ và người đi vay.

Tính đến tháng 12/2014, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 3,25%, tương đương với con số 145.181 tỷ đồng.Trong đó nợ xấu của NH thương mại nhà nước là 2,28% (47.704 tỷ đồng), nợ xấu của NH thương mại cổ phần là 4,20% (74.132 tỷ đồng). Mục tiêu của NH Nhà nước là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm 2015.

Thanh Nga

——————————–

Xây dựng (Kinh tế) 14-6-2015

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/hoan-thien-co-so-phap-ly-de-xu-ly-dut-diem-no-xau.html

(620/1.140)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,447